
Trật khớp sụn phễu là một tình trạng lâm sàng hiếm gặp, nguyên nhân cơ học phổ biến nhất thường xảy ra thứ phát sau khi đặt nội khí quản hoặc chấn thương từ bên ngoài tác động bên ngoài vào thanh quản. Tại khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT), chúng tôi đã ghi nhận một trường hợp bệnh nhân bị trật khớp sụn phễu do dây thừng cắt vào cổ. Báo cáo trường hợp: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khàn giọng và nuốt khó sau chấn thương, đã được phẫu thuật nội soi đặt lại sụn phễu bên trái vào khớp tại Bệnh viện Trường DHYDCT. Bệnh nhân được chẩn đoán trật khớp sụn phễu bên trái sau tai nạn xảy ra 2 tuần trước, khi dây thừng cắt vào cổ trong lúc chạy xe máy với tốc độ khoảng 30-40 km/h. Sau khi áp dụng phương pháp phẫu thuật “5 bước giảm trật khớp sụn phễu” dưới nội soi, giọng nói của bệnh nhân gần như trở về bình thường và khớp sụn phễu đã được phục hồi về đúng vị trí giải phẫu trong khoảng 1 tháng. Hiện tại, chưa có sự đồng thuận về các thiết bị và phương pháp nắn chỉnh trật khớp sụn phễu. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu quốc tế đã ghi nhận thành công trong điều trị trật khớp sụn phễu bằng kỹ thuật “5 bước giảm trật khớp sụn phễu”. Kết luận: Nhằm áp dụng phương pháp mới trong điều trị trật khớp sụn phễu, chúng tôi xin báo cáo trường hợp điều trị thành công trật khớp sụn phễu bằng kỹ thuật “5 bước giảm trật khớp sụn phễu”.
The arytenoid disarticulation is a rare clinical condition, often occurring as a secondary complication after endotracheal intubation, during anesthesia, or sometimes due to external trauma to the larynx. At the Ear-Nose-Throat (ENT) department of Can Tho University of Medicine and Pharmacy hospital, we have one patient with arytenoid disarticulation caused by a rope cutting into the neck. Case Report: The patient presented with hoarseness and left arytenoid cartilage repositioning under endoscopic laryngeal surgery. The patient was diagnosed with arytenoid disarticulation following an accident 2 weeks prior, where a rope cut into the neck while the patient was riding a motorcycle at approximately 30-40 km/h. After surgery, the patient's voice almost returned to normal, and the arytenoid cartilage was restored to its anatomical position. Currently, there is no consensus on the devices and methods for reducing arytenoid disarticulation. Some international studies have reported successful treatment of arytenoid disarticulation using the "5-step reduction technique for arytenoid dislocation" under laryngeal endoscopy. Conclusion: To implement a new method for treating arytenoid disarticulation, we report a successful case of treating arytenoid disarticulation using the "5-step reduction technique for arytenoid dislocation " in a patient following a traffic accident.
- Đăng nhập để gửi ý kiến