Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Các tổn thương răng cưa của đại trực tràng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Các tổn thương răng cưa của đại trực tràng
Tác giả
Bùi Thị Mỹ Hạnh; Thiều Mạnh Cường
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
DB
Trang bắt đầu
173-180
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Các tổn thương răng cưa của đại trực tràng (ĐTT) là khởi đầu của con đường tân sản răng cưa, nguyên nhân của một phần ba ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng (UTBMTĐTT). Những hiểu biết mới về các tổn thương này dẫn đến nhiều thay đổi trong tên gọi và chẩn đoán các tổn thương của ĐTT và đã được đề cập trong phân loại năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tổn thương răng cưa của ĐTT được chia thành bốn nhóm, trong đó đáng chú ý là tổn thương răng cưa không cuống (SSL). Tổn thương này đã được làm rõ về tiêu chuẩn chẩn đoán, các hình thái loạn sản và liên quan với mất bộc lộ MLH1. Bài viết này trình bày khái quát về các tổn thương răng cưa của ĐTT, tập trung vào tiêu chuẩn chẩn đoán, sự đa dạng hình thái và một số đặc điểm phân tử được WHO đề cập trong phân loại 2019. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến chẩn đoán và lịch sử phân loại cũng được bàn luận.

Abstract

Colorectal serrated lesions are the beginning of the serrated neoplasia pathway, that lead to the development of approximately one-third of colorectal adenocarcinoma. Based on a great deal of recent knowledge of these lesions, major changes have occurred in the name and histological diagnosis, as mentioned in the 2019 WHO classification. Accordingly, colorectal serrated lesions were divided into four categories. Sessile serrated lesions (SSL) represent the most clinically significant entity, and its diagnostic criteria, four morphological patterns of dysplasia and correlation with MLH1 loss of expression were depicted. Our aim was to summarize the current understanding of colorectal serrated lesions with a focus on diagnostic criteria, morphological heterogeneity and molecular findings. Noticeable issues in the diagnosis and classification of these lesions have also been discussed.