
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng liệu pháp oxy cao áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên 51 bệnh nhân, được chia làm hai gồm nhóm can thiệp và nhóm chứng được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng 07/2020 đến tháng 09/2021. Bệnh nhân được tập luyện phục hồi chức năng nhận thức trong thời gian 1 tháng tại bệnh viện. Đánh giá sau 1 tháng điều trị. Kết quả: Độ tuổi hay gặp là 60 – 69 tuổi chiếm 39,2%, tuổi trung bình 63,1. Tỉ lệ nam/nữ là 2,92. Phần lớn nghề nghiệp đối tượng bệnh nhân là lao động chân tay với 64,7%, còn lại là đối tượng lao động trí óc. Mức độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel có sự cải thiện từ 9 bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn (36%) lúc vào viện giảm xuống còn 0 bệnh nhân (0,0%) ở nhóm can thiệp và 6 bệnh nhân (23,1%) lúc vào viện giảm xuống còn 2 bệnh nhân (7,7%) ở nhóm chứng. Tỷ lệ bệnh nhân độc lập từ 0 bệnh nhân (0,0%) lúc vào viện tăng lên có 7 bệnh nhân độc lập (28,0%) và 4 bệnh nhân độc lập hoàn toàn (16%) ở nhóm can thiệp và 0 bệnh nhân độc lập (0,0%) lúc vào viện tăng lên có 5 bệnh nhân (19,2%) ở nhóm chứng (p<0,05). Có sự liên quan đến kết quả phục hồi chức năng thần kinh với thời gian trước và sau 1 tháng can thiệp (p<0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa tuổi, giới và nghề nghiệp (p>0,05). Kết luận: Có sự cải thiện tích cực đối với nhóm bệnh nhân được can thiệp liệu pháp oxy cao áp ở bệnh nhân nhồi máu não. Thời gian vào viện có liên quan đến kết quả phục hồi của bệnh nhân. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa tuổi và nghề nghiệp.
To study the factors related to the outcome of neurological rehabilitation for patients with ischemic stroke by hyperbaric oxygen therapy. Patients and methodology: controlled intervention study on 51 patients, divided in two intervention groups and control group being treated at Hanoi Rehabilitation Hospital from July, 2020 to September, 2021. The patient received rehabilitation cognitive exercises during 1 month at the hospital. Evaluation after 1 month treatment. Results: The common age is 60 - 69, accounting for 39,2%, the mean age is 63,1. The male/female ratio is 2,92. Most of the patients' occupations are manual workers with 64.7%, the rest are mental workers. The level of independence in daily living according to the Barthel scale improved from 9 patients who were completely dependent (36%) at admission to 0 patients (0%) in the intervention group and 6 patients (23,1%) at admission decreased to 2 patient (7,7%) in the control group. The proportion of independent patients from 0 patients (0%) at admission increased to 7 independent patients (28%) and 4 completely independent patients (16%) in the intervention group. intervention and 0 independent patients (0%) at admission increased to 5 patients (19,2%) in the control group (p<0.05). There is an association with the results of neurological rehabilitation with the time before and after 1 month of intervention (p < 0.05). However, there is no difference between age and occupation (p > 0.05). Conclusion: There is a positive improvement in the group of patients who are receiving hyperbaric oxygen therapy in patients with ischemic stroke. Hospital admission time is related to patient recovery outcomes. However, there is no difference between age and occupation.
- Đăng nhập để gửi ý kiến