
Nghiên cứu hồi cứu ca lâm sàng hiếm gặp ổ tụ dịch mật dưới bao gan tự phát với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ca lâm sàng ổ tụ dịch mật dưới bao gan tự phát hiếm gặp. 2. Kết quả can thiệp, điều trị ổ tụ dịch mật tự phát và điểm lại Y văn. Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân (BN) nam, 62 T. Tiền sử (TS) đã phẫu thuật ung thư dạ dày (UTDD) tại BV K cách > 2 tháng, đang điều trị hóa chất. Đau bụng dưới sườn phải (DSP) và thượng vị, sốt 38 độ. Khám bụng không sờ thấy mass. Xét nghiệm: HC 3,47 T/L; Hb 8,7 g/L; Hematocrite; 0,267 L/L; BC: 10,54 G/L; Tiểu cầu: 5,13 G/L; Bilirubile 6,9 mmol/L; GOT 65,8 U/L; GPT 48,6 U/L; Albumin 29,6 g/L, Amylase 105 U/L; Lypase 68,2 U/L. Siêu âm bụng và chụp CLVT: ổ tụ dịch dưới bao gan kích thước > 13-6 cm. Không có dịch tự do ổ bụng. Chụp MRI và MRC: ổ tụ dịch > 13-6 cm dưới bao gan ngay sát đường mật phân thùy sau và hạ phân thùy VI, HPTVII. Đường mật trong và ngoài gan không giãn, không có sỏi, túi mật bình thường, không có dịch dưới gan và ổ bụng. Can thiệp: Dẫn lưu (DL) qua da dưới hướng dẫn siêu âm hút ra > 500-600 ml mật , không có mủ. Lưu sond 2 tuần. SA bụng kiểm tra ổ dịch < 5 cm, BN hết đau bụng, không sốt, không có triệu chứng lâm sàng. Rút DL sau 3 tuần. Phối hợp với dùng kháng sinh 7 tuần (kháng sinh thế hệ 3). Kết luận: Ổ tụ dịch mật tự phát dưới bao gan vô cùng hiếm gặp. Các ổ tụ dịch mật có thể dưới bao gan hoặc dưới gan, nằm ở ngoài đường mật trong gan và ngoài gan. Triệu chứng lâm sàng hay gặp đau bụng dưới sườn phải, thượng vị, có thể có sốt. Siêu âm và CLVT có đô nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ổ tụ dịch mật (chụp CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu 90%). Chụp cộng hưởng từ đường mật có độ nhạy và độ đặc hiệu > 95%, có thể xác định vị trí tổn thương đường mật, giãn hay hẹp đường mật, quan hệ giải phẫu giữa ổ tụ dịch mật và đường mật trong ngoài gan. Điều trị chủ yếu là dẫn lưu qua da dưới hướng dẫn siêu âm hay CLVT phối hợp với điều trị kháng sinh. Có thể mở cơ oddi và đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng.
Evaluation of clinical and paraclinical features of spontanous subhepatic biloma. 2. Result of treatment and review of literature. Results: + Male patient aged of 62 years old. + Medical history: Subtotal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer in 2 previous month. + Admission for pain in right upper quadrant with fever (38 degree C). Physical examination reveal no mass subhepatic and epigastric area. + Abdominal ultrasound and CT.Scan showed mass measuring > 13 cm-6 cm subhepatic (right liver). - Magnetic resornant cholangiography (MRC) also reaveled biloma juxta and subhepatic (posterior and anterior segments) and reaveled no dilation and no stones intra or extrahepatic. However MRC showed biloma juxta biliary intrahepatic duct of posterior segment. Intervention was drainage under ultrasound and the volume of fluid aspirated was above 500-600 ml of bile. The drainage tube was left in place for 2 weeks and withdrew after ultrasound confirmation of the residual volume of biloma mesuasing lower than 5cm and patient had no abdominal pain and no fever (symptoms free). Conclusion: Spontaneous intra hepatic biloma is extreme rare condition. The diagnostic methods are abdomial ultrasound, CT.Scan (sensibility and specificity of 90%) and magnetic resonance cholangiography (sensibility and specificity of above 95%). Intervention is drainage under ultrasound or CT.Scan in association with antibiotic tharapy. If the bile fistula persists, endoscopic sphinterostomy and bile duct stent could be indicated
- Đăng nhập để gửi ý kiến