Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Chẩn đoán và điều trị trật khớp quanh nguyệt báo cáo 3 trường hợp và tổng quan y văn

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Chẩn đoán và điều trị trật khớp quanh nguyệt báo cáo 3 trường hợp và tổng quan y văn
Tác giả
Lê Ngọc Tuấn; Nguyễn Thúc Bội Châu; Huỳnh Thị Linh Thu; Bùi Thị Lan Hương; Phạm Thanh Tân; Nguyễn Minh Lộc; Nguyễn Tấn Toàn; Lê Gia Ánh Thỳ; Hoàng Mạnh Cường; Nguyễn Văn Thái; Đỗ Phước Hùng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
297-302
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Trật khớp quanh nguyệt là chấn thương có năng lượng cao hiếm gặp, chiếm ít hơn 10% tổng số chấn thương cổ tay. Cổ tay gồm hai hàng xương: hàng gần và hàng xa hay hàng trên và hàng dưới. Hàng trên, là hàng xương di động hơn trong số hai hàng, khớp nối với đầu dưới xương quay và chuyển động đồng bộ với đầu dưới xương quay và xương trụ. Xương thuyền, xương nguyệt và xương tháp đóng vai trò là các xương kết nối tạo thành hàng trên xương cổ tay. Hàng dưới xương cổ tay ít di động hơn gồm xương thang, xương thê, xương cả và xương móc đóng vai trò là cầu nối giữa hàng trên và nền các xương bàn tay. Do đó các tổn thương trật khớp quanh nguyệt nên được chú trọng và loại trừ khi khám bệnh nhân kêu đau cổ tay sau chấn thương năng lượng cao thường bị bỏ qua.Báo cáo 3 trường hợp: Chúng tôi báo cáo 3 trường hợp, bỏ sót chẩn đoán trật khớp quanh nguyệt, có dấu hiệu đau cổ tay sau chấn thương, hạn chế vận động cổ tay. bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp mổ nắn, kết hợp xương khi có gãy xương, khâu hoặc tái tạo dây chằng thuyền nguyệt. Tập vật lý trị liệu tích cực đã lấy lại tầm vận động cổ tay gần như bình thường, sau 24 tháng theo dõi cũng như không phát hiện tình trạng trật khớp tái phát cũng như không có dấu hiệu hoại tử vô mạch.Kết luận: Có thể đạt được kết quả thành công trong điều trị trật khớp quanh nguyệt bằng phương pháp mổ nắn trật, kết hợp xương, khâu hay tái tạo dây chằng. kết quả phục hồi tầm vận động cổ tay gần như bình thường.

Abstract

Perilunate dislocations are rare high- enery injuries constituting less than 10% of all wrist injuries. The carpus consists of two rows of bones: proximal and distal. The proximal row, which is the more mobile of the two, articulates with the distal radius and moves in concert with the distal radius and ulna. The scaphoid, lunate, and triquetrum serve as the connecting bones that make up the proximal row. The more rigid distal row- which contains the trapezium, trapezoid, capitate, and hamate serves as a bridge between the proximal row and metacarpal bases. Perilunate injuries should, therefore, be focused and ruled out while examining a patient complaining wrist pain after high-energy accidents which are often missed.Three Cases report: We reported 3 cases of, missed the diagnosis of perilunate dislocation, with signs of post-traumatic wrist pain and limited wrist movement. Patients were diagnosed and treated with open reduction surgery, internal fixation when there was a fracture, repair or reconstruction of the scapholunate ligament. Aggressive wrist physiotherapy retrieved near-normal range of motion at the wrist by the end of 24 months as well as neither revealed recurrence of the dislocation nor signs of avascular necrosis.Conclusion: Succesful results in the treatment of perilunate dislocations can be obtained with open reduction, internal fixation when there was a fracture, repair or reconstruction of the scapholunate ligament. The result is almost normal wrist range of motion recovery.