Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở nhân lực y tế làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Cần Thơ năm 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở nhân lực y tế làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Cần Thơ năm 2021
Tác giả
Phạm Thị Bé Kiều; Nguyễn Văn Tuấn; Tô Thị Lan Anh; Dương Thị Thùy Trang; Nguyễn Việt Phương
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
61
Trang bắt đầu
266-272
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Đo lường chất lượng cuộc sống nghề nghiệp của nhân viên y tế và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp hồi cứu trên 109 cán bộ và sinh viên làm việc tại bệnh viện Dã chiến số 1 Cần Thơ năm 2021. Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp được được đo bằng thang đo Professional Quality of Life (ProQOL), gồm 3 thành tố: lòng trắc ẩn, sự kiệt sức, stress sau sang chấn. Kết quả: Nhân viên y tế có lòng trắc ẩn ở mức trung bình (64,2%), sự kiệt sức ở mức thấp (95,4%), stress sau sang chấn ở mức trung bình (51,4%). Sự kiệt sức có liên quan đến tuổi, nhân viên y tế là cán bộ. Stress sau sang chấn có liên quan với tổng thời gian làm việc tại bệnh viện, tuổi, nhân viên y tế là cán bộ. Lòng trắc ẩn càng cao thì sự kiệt sức càng thấp, sự kiệt sức càng cao thì điểm stress sau sang chấn càng cao. Kết luận: Cần có sự phân công thời gian làm việc phù hợp cho nhân viên khi tham gia công tác chăm sóc, điều trị, hỗ trợ cho người bệnh COVID-19.

Abstract

The professional quality of life of healthcare workers has great significance, especially during the COVID-19 pandemic outbroke which put a massive burden on the health system. Objectives: To measure the professional quality of life and explore associated factors among healthcare workers. Material and method: A descriptive cross-sectional study and a retrospective study on 109 participants working at the No.1 Can Tho File hospital in 2021 were selected. Using the ProQOL scale measures the professional quality of life of healthcare workers, which includes three components: compassion satisfaction, burnout, and secondary traumatic stress. Results: Healthcare workers were at a moderate level of compassion satisfaction (64.2%), a low level of burnout (95.4%), and a moderate level of secondary traumatic stress (51.4%). Burnout was associated with age and with healthcare workers who were staff or students. Total time working at the hospital, age, ethnicity, and healthcare workers who were staff or students had a significant impact on secondary traumatic stress. The higher the compassion, the lower the burnout, and the higher the burnout, the higher the post-traumatic stress score. Conclusion: When helping to care for, treat, and assist COVID-19 patients, medical professionals must be given the proper amount of work time.