
Hẹp van mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nghẹt mũi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương thức điều trị hẹp van mũi. Lựa chọn phương thức điều trị thích hợp tuỳ theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 45 tuổi, có triệu chứng nghẹt mũi bên phải thường xuyên nhiều năm nay, được chẩn đoán hẹp van mũi phải và vẹo vách ngăn. Bệnh nhân được chỉnh hình vách ngăn và sử dụng phần sụn vách ngăn này để làm mảnh ghép chỉnh hình cấu trúc van mũi. Sau 3 tháng theo dõi, phẫu thuật đạt kết quả tốt, bệnh nhân không còn tình trạng nghẹt mũi và hài lòng với kết quả cuộc phẫu thuật. Bàn luận: Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình van mũi cho thấy hiệu quả tốt. Chọn lựa phương pháp phẫu thuật và loại mảnh ghép phù hợp là thách thức lớn đối với phẫu thuật viên. Phẫu thuật viên cần nhận định chính xác tình trạng của bệnh nhân, từ đó có thể chọn lựa được phương pháp điều trị phù hợp. Trên ca bệnh này, chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân lấy từ vùng vách ngăn vẹo qua đường mổ hở được xem là tối ưu nhất. Kết luận: Chỉnh hình van mũi là phương pháp điều trị hẹp van mũi hiệu quả và triệt để. Việc quyết định và thực hiện phẫu thuật chỉnh hình van mũi đòi hỏi quá trình tư vấn cụ thể và sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao cả về mặt thẩm mỹ và chức năng.
Nasal valve collapse is one of the common causes of nasal obstruction, affecting the quality of life of patients. Currently, there are various treatments for nasal valve collapse. The choice of appropriate treatment methods depends on each specific patient case. Case report: A 45-year-old male patient, who has a history of recurrent right-sided nasal congestion for many years, was diagnosed with right nasal valve collapse and a deviated septum. The patient underwent septoplasty and utilized septal cartilage harvested during septoplasty to reconstruct the nasal valve structure. After a 3-month follow-up, the surgery achieved good results, with the patient no longer experiencing nasal congestion and being satisfied with the surgical outcome. Discussion: Several surgical methods for nasal valve reconstruction have demonstrated good effectiveness. Choosing the surgical method and type of graft suitable for each patient is a significant challenge for surgeons. Surgeon needs to accurately assess the patient's condition in order to select the appropriate treatment method. In this case, nasal valve reconstruction using autologous cartilage harvested from the deviated septum via an open approach was considered optimal. Conclusion: Nasal valve reconstruction is an effective and definitive treatment method for nasal valve collapse. The decision-making and implementation of nasal valve reconstruction surgery require a specific consultation process and close collaboration between the physician and the patient to achieve both aesthetic and functional outcomes.
- Đăng nhập để gửi ý kiến