Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm bệnh áp xe gan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm bệnh áp xe gan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả
Nguyễn Tấn Thịnh; Nguyễn Việt Trường; Nguyễn Anh Tuấn
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
205-211
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị áp xe gan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/01/2018 đến 31/07/2023. Đối tượng - phương pháp: Mô tả hồi cứu và tiến cứu 51 trẻ áp xe gan. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng, sốt, sụt cân chiếm tỷ lệ lần lượt là 86,3%, 70,6% và 25,5%. Áp xe gan đơn ổ và đa ổ chiếm tỷ lệ lần lượt là 66,7% và 33,3%. Áp xe gan thuỳ phải gan chiếm tỷ lệ 74,5% cao hơn thuỳ trái gan chiếm tỷ lệ 5,9%. Fasciola spp là tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 29,4%. Điều trị nội khoa đơn thuần chiếm tỷ lệ 76,5%. Kháng sinh phổ biến nhất là Metronidazole và Cephalosporin thế hệ 3. Can thiệp ngoại khoa thường được thực hiện nhất là chọc hút áp xe gan chiếm tỷ lệ 19,6%. Thời gian nằm viện trung vị là 21(14; 29) ngày; tỷ lệ biến chứng là 19,6%, tỷ lệ tái phát là 7,8% và không ghi nhận trường hợp tử vong. Kết luận: Áp xe gan có thể được chẩn đoán sớm dựa vào biểu hiện lâm sàng đau bụng, sốt kèm sụt cân, kết hợp với siêu âm ổ bụng. Điều trị nội khoa với kháng sinh đơn thuần hoặc kết hợp với chọc hút áp xe qua siêu âm

Abstract

To investigate the clinical and diagnosis characteristics and treatment of liver abscesses in children at Children's Hospital 1 from January 1, 2018 to July 31, 2023. Methods: Retrospective and prospective case series study of 51 children with liver abscess Results: The most common symptoms are abdominal pain, fever, and weight loss, accounting for 86.3%, 70.6%, and 25.5%, respectively. Single and multifocal liver abscesses account for 66.7% and 33.3%, respectively. Liver abscess in the right lobe of the liver was 74.5%, higher than the left lobe (5.9%). Fasciola spp is the pathogen with the highest proportion at 29.4%. Medical treatment alone was 76.5%. The most common antibiotics are Metronidazole and 3rd generation Cephalosporin. The most commonly performed surgical intervention is liver abscess aspiration (19.6%). Median hospital duration was 21(14; 29) days; Complication rate was 19.6%, recurrence rate was 7.8% and there were no mortalities. Conclusions: Liver abscess can be diagnosed early based on clinical manifestations of abdominal pain, fever with weight loss, combined with abdominal ultrasound. Medical treatment with antibiotics alone or combined with abscess aspiration via ultrasound.