Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm bệnh nhi thông tim đóng ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm bệnh nhi thông tim đóng ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Phượng; Vũ Quốc Anh Thy; Trần Thị Kim Huệ; Phan Đại Bằng; Nguyễn Khiết Tâm
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
289-298
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Tồn tại ống động mạch (ÔĐM) là bệnh lý tim mạch thường gặp ở trẻ em. Việc xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở những bệnh nhân đóng dù ống động mạch là cần thiết để giúp cho điều trị tốt hơn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên bệnh nhân còn ÔĐM được can thiệp đóng dù ÔĐM tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 2/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: Trên 120 bệnh nhân, tuổi trung vị 17,5 tháng tuổi (9,2 – 34.7), cân nặng trung vị 7,6 kg (5.7-11), đường kính PDA trung bình 3,4mm, với 85% tuýp A, 1,7% tuýp B, 9,2% tuýp C, 2,5% tuýp E được bít dù qua da với dù ADO I chiếm 94,5%, dù ADO II chiếm 5,5%. Tỉ lệ thành công đóng dù ống động mạch là 96.7%. Tỉ lệ shunt tồn lưu là 10%. Sau đóng dù thành công, 1 bệnh nhân hội chứng Down tử vong do nhiễm trùng huyết. Có 12 trường hợp bị biến chứng (10%), trong đó hẹp eo động mạch chủ (ĐMC) nhẹ (5.8%), hẹp ĐMP trái nhẹ (3,3%), giảm co bóp thất trái 0.8%, bệnh nhân không cần can thiệp gì thêm. Có 4 bệnh nhi đóng dù thất bại và cần phẫu thuật cột ống động mạch sau đó, chiếm tỉ lệ 3.3%. Kết luận: Can thiệp đóng dù ống động mạch là một biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Abstract

Patent ductus arteriosus (PDA) is a common cardiovascular disease in children. Determining the epidemiological, clinical features, and complications in patients with patent ductus arteriosus closure is necessary to help provide better treatment.. Materials and Method: Cross‐sectional study and case series on patients with transcatheter closure of patent ductus arteriosuskiu at Children's Hospital 2 from February 2023 to April 2024. Results: 120 patients, median age 17.5 months (9.2 - 34.7) and body weight 7.6 kg (5.7-11), median PDA diameter was 3,4mm, with 85% PDA type A, 1.7% type B , 9.2% of type C, 2.5% of type E. Patent ductus arteriosus was closed using with ADO I (94.5%) and ADO II (5.5%). The success rate of closing the ductus arteriosus is 96.7%. The residual shunt rate is 10%. After successful closure, a patient with Down syndrome died from sepsis. There were 13 cases of complications (10%), including mild aortic coarctation (5.8%), mild left pulmonary artery stenosis (3.3%), decreased left ventricular contractility (0.8%), this patients did not need intervention. anything more. There were 4 patients (3,3%) with failed PDA closure and needed surgery. Conclusion: Transcatheter closure of patent ductus arteriosus is an effective and safe treatment.