Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm cận lâm sàng bỏng trẻ em

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm cận lâm sàng bỏng trẻ em
Tác giả
Trần Bích Thủy; Phùng Nguyễn Thế Nguyên
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
212-215
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm cận lâm sàng 383 trẻ em bỏng nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp: 383 trẻ em bỏng được điều trị tại khoa Bỏng - Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/02/2021 đến 15/08/2022. Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc.Kết quả: Trong thời gian từ 01/02/2021 đến 15/08/2022 có 383 nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 có phản ứng tăng bạch cầu sau bỏng, cao nhất 49,3 x 103/μL, Hct máu tăng cao nhất 57%, Tiểu cầu máu cao nhất 743 x 103/μL. Có 57,1% albumin máu giảm khi diện tích bỏng ≥ 40% TBSA và có tương quan tuyến tính nghịch rất chặt chẽ giữa diện tích bỏng và albumin máu (R = -0,72, p = 0,003) với phương trình hồi quy tuyến tính là albumin máu = - 0,029 x diện tích bỏng + 3,416. Có natri máu thấp nhất là 127 mmol/L và natri máu cao nhất 153 mmol/L; kali máu thấp nhất là 2,2 mmol/L và kali máu cao nhất 6,1 mmol/L; calci máu thấp nhất là 0,9 mmol/L và calci máu cao nhất 1,4 mmol/L. CRP máu cao nhất là 210,7 mg/L. Lactate máu cao nhất 21,5 mmol/L. Kết luận: Trong 72 giờ sau bỏng trẻ em có thể gây ra các rối loạn cân lâm sàng về huyết học, điện giải, albumin máu và các rối loạn cận lâm sàng khác. Điều chỉnh các rối loạn cận lâm sàng kịp thời và phù hợp sẽ tăng chất lượng điều trị bệnh nhi bỏng.

Abstract

Describes the subclinical characteristics of 383 burn children admitted to Children's Hospital 1. Materials and methods: 383 burned children were treated at the Burns - Plastic Surgery Department of Children's Hospital 1 from February 1, 2021 to August 15, 2022. Research method is descriptive prospective, longitudinal follow-up. Results: During the study period from February 1, 2021 to August 15, 2022, there were 383 admissions to Children's Hospital 1. There was leukocytosis reaction after burns, the highest was 49,3 x 103/μL, the highest blood Hct was 57%, the highest blood platelets was 743 x 103/μL. There was 57,1% decrease in blood albumin when burn area ≥ 40% TBSA and there was a very close negative linear correlation between burn area and blood albumin (R = -0,72; p = 0,003) with regression equation linear is blood albumin = -0,029 x burn area + 3,416. Have the lowest blood sodium of 127 mmol/L and the highest blood sodium of 153 mmol/L; the lowest blood potassium is 2,2 mmol/L and the highest blood potassium is 6,1 mmol/L. The lowest serum calcium was 0,9 mmol/L and the highest serum calcium was 1,4 mmol/L. The highest blood CRP was 210,7 mg/L. The highest blood lactate 21,5 mmol/L. Conclusions: In 72 hours after burns, children can cause clinical weight disorders of hematology, electrolytes, blood albumin and other subclinical disorders. Timely and appropriate correction of subclinical disorders will increase the quality of treatment for pediatric burns.