Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm điện thế muộn ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm điện thế muộn ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ
Tác giả
Nguyễn Dũng, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Thái Giang
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
7
Trang bắt đầu
13-18
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm điện thế muộn (ĐTM) ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, thực hiện ghi điện tâm đồ trung bình tín hiệu trên 162 bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2018. Kết quả: Đa số (91,4%) nhập viện vì đau ngực. Tỷ lệ nam/nữ ~ 4/1. Tần suất xuất hiện điện thế muộn bất thường (dương tính) là 38,3%. Các thông số ở nhóm ĐTM (+) khác biệt rõ rệt so với nhóm ĐTM (-): HFQRS và LAHF cao hơn (110,35 ± 16,45 và 41,08 ± 5,38ms) so với (81,03 ± 9,49 và 29,71 ± 7,57ms); còn RMS40 = 16,81 ± 3,96mcV nhỏ hơn so với 29,26 ± 10,96mcV ở nhóm ĐTM (-) (p<0,05). Tỷ lệ gặp ĐTM (+) ở nhóm thiếu máu cơ tim diện rộng 59,3%, thiếu máu thành trước: 58,8%, thành sau: 43,8%. Ở nhóm có EF < 40%: HFQRS: 104,96 ± 19,95ms và LAHF: 38,43 ± 7,49ms lớn hơn so với 89,60 ± 17,80ms và 33,15 ± 8,77ms; ngược lại RMS40: 20,04 ± 6,60mcV nhỏ hơn so với 25,43 ± 11,28mcV ở nhóm EF ≥ 40%. Tỷ lệ gặp ĐTM (+) ở nhóm có rối loạn vận động thành là 57,1%. Kết luận: ĐTM (+) gặp ở 38,3% số bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Các yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện ĐTM (+) gồm: Tuổi trẻ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, chiều cao, vị trí thiếu máu cơ tim (diện rộng, thành trước, thành sau), phân suất tống máu giảm, rối loạn vận động thành thất.

Abstract

To assess late potential in patients with coronary artery disease (CAD). Subject and method: A descriptive, cross-sectional study, recording the signal averaged electrocardiogram on 162 patients with chronic CAD, treated at 108 Military Central Hospital from September 2016 to October 2018. Result: Most the patients (91.4%) were hospitalized because of chest pain. Male/female ratio ~ 4/1. The frequency of abnormal late potentials (positive) was 38.3%. The parameters in the VLPs group (+) were significantly different from those in the VLPs group (-): HFQRS and LAHF were higher (110.35 ± 16.45 and 41.08 ± 5.38ms) compared with (81.03ms) ± 9.49 and 29.71 ± 7.57ms); while RMS40 = 16.81 ± 3.96mcV was smaller than 29.26 ± 10.96mcV in VLPs group (-) (p<0.05). The frequency of late potentials (+) in the group with ventricular wall dyskinesia was 57.1%. Conclusion: VLPs (+) were found in 38.3% of patients with CAD. Factors that increased the risk of VLPs (+) include: Young age with CAD, height, myocardial ischemia site (wide, anterior wall, posterior wall) and reduced ejection fraction, ventricular wall dyskinesia.