Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm hình ảnh học và một số yếu tố liên quan của chảy máu thùy não tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm hình ảnh học và một số yếu tố liên quan của chảy máu thùy não tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả
Trần Thị Tình; Ngô Đăng Thục; Nguyễn Thế Anh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
137-140
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm hình ảnh học và một số yếu tố liên quan của chảy máu thùy não tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023-2024. Đối tượng nghiên cứu: 89 bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu thùy não nằm điều trị nội trú tại Trung tâm thần kinh, Bệnh viện Bạch mai từ tháng T9/2023 đến T7/2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nghiên cứu 89 bệnh nhân cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân chảy máu liên thùy chiếm tỷ lệ cao nhất (49,5%). Về vị trí chảy máu 1 thùy có chảy máu thùy trán chiếm tỷ lệ cao nhất (25,8%). Đa số các bệnh nhân đều có kích thước và thể tích khối máu tụ ở mức trung bình. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy (22,5%) có nguyên nhân bất thường và (77,5%) cho kết quả chưa phát hiện bất thường. Có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về kết quả chẩn đoán hình ảnh ở hai nhóm tuổi ≥ 50 tuổi và dưới 50 tuổi (p < 0,05). Trong số các bệnh nhân ≥ 50 tuổi chảy máu thùy não và được khảo sát cộng hưởng từ sọ não (MRI- Magnetic Resonance Imaging) cho thấy 35% có hình ảnh bệnh mạch máu thoái hóa dạng bột (CAA- Cerebral amyloid angiopathy). Trong nghiên cứu 89 bệnh nhân chảy máu thùy não có (10,1%) số bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu. Tiền sử bệnh của các bệnh nhân có tỷ lệ tăng huyết áp là cao nhất chiếm (51,7%). Sau đó đừng hàng thứ 2 là các yếu tố nguy cơ uống rượu và hút thuốc lá. Nghiên cứu về chỉ số BMI của các bệnh nhân chảy máu thùy não đa số cho kết quả BMI bình thường (84,3%). Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22,5% có kết quả bất thường về chẩn đoán hình ảnh và có 35 % MRI sọ não cho hình ảnh CAA ở bệnh nhân chảy máu thùy não ≥ 50 tuổi. Tiền sử Tăng huyết áp, uống rượu và hút thuốc là nổi bật ở các bệnh nhân chảy máu thùy não. Ngoài ra có một số lượng các bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu đi kèm chiếm 10,1%.

Abstract

Describe the imaging characteristics and some related factors of cerebral lobe hemorrhage at Bach Mai Hospital in 2023-2024. Subjects: 89 patients diagnosed with cerebral lobe hemorrhage were hospitalized at the Neurology Center, Bach Mai Hospital from September 2023 to July 2024. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results: The results of the study of 89 patients showed that the rate of patients with interlobar hemorrhage was the highest (49.5%). Regarding the location of bleeding in 1 lobe, the highest rate was bleeding in the frontal lobe (25.8%). The majority of patients had an average size and volume of hematoma. The results of diagnostic imaging showed that (22.5%) had an abnormal cause and (77.5%) showed no abnormality detected. There was evidence of a difference in diagnostic imaging results between the two age groups ≥ 50 years old and under 50 years old (p < 0.05). Among patients ≥ 50 years old with cerebral lobar hemorrhage and examined with brain magnetic resonance imaging (MRI), 35% had images of cerebral amyloid angiopathy (CAA). In the study of 89 patients with cerebral hemorrhage, (10.1%) of the patients had a blood clotting disorder. The medical history of the patients with hypertension was the highest (51.7%). Then, the second row was the risk factors of drinking alcohol and smoking. The study of BMI of patients with cerebral hemorrhage showed that the majority of patients had normal BMI (84.3%). Conclusion: In our study, 22.5% had abnormal imaging results and 35% of brain MRI showed CAA in patients with lobar hemorrhage ≥ 50 years old. History of hypertension, alcohol consumption and smoking were prominent in patients with lobar hemorrhage. In addition, there was a number of patients with concomitant coagulation disorders accounting for 10.1%.