
Khảo sát sự thay đổi các thông số huyết động ở bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc (HSTC-CĐ), Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca ở bệnh nhi sốc SXHD nhập khoa HSTC-CĐ, ghi nhận đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và theo dõi các thông số huyết động bằng máy Mostcare UP mỗi giờ trong 6 giờ đầu và mỗi 6 giờ trong 18 giờ sau đó, với T0 là thời điểm giờ thứ 10 tính từ lúc bệnh nhi được chẩn đoán sốc SXHD và truyền dịch chống sốc. Kết quả: 39 bệnh nhi được đưa vào vào nghiên cứu. Tỉ lệ nam/nữ là 1,6/1, tỉ lệ dư cân - béo phì là 71,8%. Tuổi trung bình là 8,5 ± 3,0 tuổi, nhóm tuổi 6 - 10 chiếm tỉ lệ cao nhất 53,8%. Ngày vào sốc thường gặp là ngày 4, ngày 5, chiếm tỉ lệ 82,1%. Sốc SXHD nặng chiếm tỉ lệ 74,4%. Tỷ lệ tổn thương gan nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 46,2%, 20,5%, 7,7%. Tổng lượng dịch truyền trung bình 166,8 ± 53,2 ml/kg, tổng thời gian truyền dịch trung bình 32,0 ± 8,0 giờ. Tỉ lệ hỗ trợ hô hấp 89,7%, thở NCPAP chiếm 56,4%. Khoảng 70% trường hợp tần số mạch bình thường các thời điểm. Huyết áp tâm thu và huyết áp trung bình tăng trong T6 - T24. Chỉ số SVI, CI giảm trong T0 - T6, tăng trong T6 - T24, dP/dtMAX tăng trong T6 - T24, SVRI giảm trong T12 - T24. Nhóm tổn thương gan trung bình - nặng có SVI thấp hơn nhóm không tổn thương gan - tổn thương gan nhẹ có ý nghĩa thống kê ở T18. Nhóm thở NCPAP - thở máy so với nhóm không suy hô hấp - thở oxy có CI, dP/dtMAX cao hơn và SVRI thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhiều thời điểm. Kết luận: Có sự giảm chức năng co bóp cơ tim thoáng qua ở bệnh nhi sốc SXHD, nhưng đa số các trường hợp vẫn có cung lượng tim bình thường hoặc cao. Bệnh nhân sốc SXHD thở NCPAP – thở máy, chức năng tim vẫn hiệu quả nhưng tim tăng hoạt động và kháng lực mạch máu thấp.
This study aims to explore changes in hemodynamic parameters of pediatric patients with dengue shock syndrome (DSS) admitted to the PICU at Children Hospital No.1. Methods: Cases series study of pediatric patients with DSS admitted to the PICU. Epidemiological, clinical characteristics, investigational parameters, and treatment of the patients with DSS were noted. Hemodynamic parameters were collected by the Mostcare UP hemodynamic monitor every hour for the first 6 hours and every 6 hours for the next 18 hours. T0 is defined as the tenth hour from the time the patient was diagnosed with dengue shock and received fluid resuscitation. Results: Thirty-nine patients were enrolled. The male to female ratio was 1.6/1 and 71.8% of patients were overweight-obese. The mean age was 8.5 ± 3.0 years, with children aged 6 to 10 accounting for 53.8%. The majority of patients got shock on the 4th, 5th day (71.8%) and the rate of severe DSS was 74.4%. The rates of mild, moderate, and severe liver dysfunction were 46.2%, 20.5%, and 7.7%, respectively. The mean fluid volume was 166.8± 53.2 ml/kg in 32.0 ± 8.0 hours. The rate of respiratory failure was 89.7%, 56.4% of patients received nasal continuous positive airway pressure (NCPAP). Heart rate of about 70% of patients were in the normal range at all time points. Systolic blood pressure and mean blood pressure elevated in T6 - T24. SVI, CI decreased in T0 – T6 and elevated in T6 – T24. Group of patients with moderate – severe liver dysfunction had lower SVI than the group of patients with no - mild liver dysfunction at T18. The NCPAP - mechanical ventilation group compared with the other group, had higher CI, dP/dtMAX and lower SVRI that were statistically significant at many time points. Conclusions: There is a transient cardiac dysfunction in pediatric patients with DSS but the majority of cases have normal or high cardiac output. In DSS patients who receive NCPAP or mechanical ventilation, cardiac function is effective despite cardiac hyperactivity and low systemic vascular resistance.
- Đăng nhập để gửi ý kiến