
Đánh giá đặc điểm kỹ thuật và kết quả tái tạo lưu thông tĩnh mạch cửa của mảnh ghép gan phải từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 52 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: 100% các trường hợp đều đều sử dụng mối khâu vắt tận – tận giữa tĩnh mạch cửa phải người hiến và tĩnh mạch cửa người nhận. Có 4/52 trường hợp tiến hành lấy huyết khối mạn tính độ I, II của tĩnh mạch cửa. Có 2 trường hợp cắt lách (3,8%) kèm theo sau khi ghép mảnh gan vào người nhận và 5 trường hợp thắt các vòng nối tĩnh mạch (9,6%). Có 5/52 trường hợp hẹp tĩnh mạch cửa (9,6%) trong đó có 2/52 hẹp tại miệng nối được mổ lại đặt stent tĩnh mạch cửa qua đường tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Các trường hợp còn lại do huyết khối tái phát và máu tụ chèn ép (5,8%), được điều trị nội khoa bảo tồn thành công. Kết luận: Cần đánh giá biến đổi giải phẫu và tình trạng huyết khối mạn tính tĩnh mạch cửa trước ghép để có phương án tái tạo lưu thông phù hợp nhất. Can thiệp đặt stent điều trị biến chứng hẹp tĩnh mạch cửa là phương pháp hiệu quả và an toàn.
To evaluate the technical characteristics and results of portal vein reconstruction in right lobe graft living donor liver transplantation. Subject and method: The prospective study was performed on 52 cases of living donor liver transplantation using right lobe graft at 108 Military Central Hospital from January 2019 to December 2020. Results: 100% of the portal vein anatomical anastomosis were performed in an end-to-end fashion using continuous sutures. The thrombectomy was performed in 4 cases of PVT grade I and II. Two cases were performed simultaneous splenectomy during LDLT, and five cases underwent portosystemic collaterals ligation. There were 5 cases of portal vein complications (9,6%). Portal vein stenosis was diagnosed and treated successfully by stent placement in 2 cases (3,8%). The remaining cases were due to recurrent thrombosis and compression by hematoma (5,8%), which were successfully managed conservatively. Conclusion: It is necessary to assess the anatomical variation and non-tumoral thrombosis of the portal vein before transplantation to select the most most appropriate reconstruction method. The stent placement is a safe and effective treatment for portal vein stenosis.
- Đăng nhập để gửi ý kiến