Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi chích rạch áp xe vùng hàm mặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi chích rạch áp xe vùng hàm mặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả
Lê Thị Thu Hải; Nguyễn Thị Hồng Minh; Đỗ Mạnh Hùng
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
05
Trang bắt đầu
135-140
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi sau chích áp xe vùng hàm mặt tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 90 trẻ chích rạch áp xe vùng hàm mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 1,3 lần, độ tuổi trẻ chủ yếu phải chích áp xe là độ tuổi từ 5-11 tuổi chiếm tỷ lệ 30%. Tỷ lệ ở thành phố chiếm tỷ lệ cao chiếm 74,4%. Chủ yếu vùng phải chích áp xe chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhi là vùng mang tai chiếm tỷ lệ 25,5%, tiếp theo là vùng bên họng 18,9%. Tỷ lệ bệnh nhi sốt khi vào viện chiếm tỷ lệ 96,7% sau khi chích tỷ lệ này giảm còn 85,6% và ra viện là 0%. Độ đau nhiều chiếm tỷ lệ lên đến 50%, tiếp theo là đau rất nhiều 25,6%. Kết quả nuôi cấy ghi nhận vi khuẩn hiếu khí có 31 mẫu (65,9%), vi khuẩn kị khí có 5 mẫu (10,6%) và hỗn hợp có 11 mẫu (25,2%). Kết luận: Độ tuổi trẻ hay gặp từ 5-11 tuổi, chủ yếu là áp xe vùng mang tai. Vi khuẩn kị khí chiếm 35,7%. Sau khi chích rạch, các triệu chứng tại chỗ và toàn thân đều hết khi xuất viện.

Abstract

To describe clinical, subclinical features of patients after maxillofacial abscess incision at Vietnam National Children’s Hospital (VNCH). Subject and method: A desciptive cross-sectional study was conducted on 90 patients with maxillofacial abscess incision at Department of Odonto - Stomatology, Vietnam National Children’s Hospital. Result: The rate of male/female = 1.3 times, the most common age group was from 5-11 years, accounting for 30%. Patients at urban accounted for higher rate of 74.4%. Parotid abscess accounted for highest percentage of 25.5%, followed by peritonsillar abscess with 18.9%. Patients with fever at admission, post-incision and discharge accounted for 96.7%, 85.6% and 0%, respectively. Severe pain made up 50%, followed by very severe pain with 25.6%. The bacterial culture revealed 31 aerobic samples (65.9%), 5 anaerobic samples (10.6%) and 11 mixture samples (25.2%). Conclusion: The most common age group was 5-11 years, most of the cases presented with parotid abscess. The bacterial culture revealed 35.7% including anaerobic and mixture sample. There were no local and systemic symptoms at hospital discharge.