Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn có amyđan - VA quá phát

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn có amyđan - VA quá phát
Tác giả
Phí Thị Quỳnh Anh; Đào Hoa Phượng; Lê Khánh Chi; Trần Thị Hương Thảo; Bùi Thị Bảo Ngọc; Đinh Thị Mai Loan; Nguyễn Thị Trà Giang
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
342-346
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (Ostructive sleep apnea syndrome: OSAS) ở trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài: chậm phát triển về tâm sinh lý, giảm khả năng học tập và trí nhớ, mắc chứng trầm cảm hay hiếu động quá mức, có thể gây đột tử khi ngủ. Có 80% đến 90% bệnh nhân mắc hội chứng này không được phát hiện và điều trị. Amyđan-VA quá phát là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra OSAS ở trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ mắc hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ có amiđan-VA quá phát. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu quan sát, mô tả được thực hiện trên 114 ca trẻ có amiđan - VA quá phát được chẩn đoán OSAS tại bệnh viện nhi trung ương từ T6/2017-T8/2019. Kết quả: Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 5,5 tuổi, Tuổi thấp nhất là 2,5 tuổi và tuổi cao nhất là 12 tuổi. Bệnh nhân có chiều cao và cân nặng trung bình là 113,9cm và 22,7kg với BMI trung bình 16,9 kg/m2. Lý do đi khám chủ yếu là ngủ ngáy và có cơn ngừng thở được chứng kiến.Triệu chứng thường gặp nhất là: ngủ ngáy (3,3), thở miệng (2,7). AHI trung bình là 12,6 ± 11,2 cơn/ giờ, ở mức độ nặng. Độ bão hòa oxy máu thấp nhất là 75,7 ± 13,7%. Kết luận: Ở bệnh nhân mắc OSAS có Amiđan và VA quá phát triệu chứng thường gặp nhất là ngủ ngáy, có cơn ngừng thở khi ngủ, ngạt tắc mũi, thở miệng. Chỉ số AHI trung bình là 12,6 ± 11,2 cơn/giờ ở mức độ nặng. Sự phối hợp giữa chỉ số ngừng thở, giảm thở và độ bão hòa oxy trong máu đóng vai trò quan trọng trong đánh giá mức độ nặng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị

Abstract

Obstructive sleep apnea syndrome (OSAS) in children causes serious and longterm consequences, such as: retardation, disability in learning and remembering, depression, or hyperactivity, even sudden death. At least 80 percent of children with OSAS are unknown. We started this study with the specific aim: describing clinical and para-clinical features of children with hypertrophy of tonsil and/or adenoid. Methodology: This is an observation study on 114 OSAS children with hypertrophy of tonsil and/or adenoid at National hospital for children from June 2017 to August 2019. Result: The mean age was 5,5 years old. The oldest patient was 12 years old while the youngest one was 2.5 years old. Mean height was 113.9 cm; and mean weight was 22.7kg; mean BMI was 16,9kg/m2. The most common symptom was snoring (3,3thở miệng (2,7). Mean AHI was 12,6 ± 11.2 attacks per hour, classified as severe. Min SpO2 was 75.7 ± 13.7%. The most common symptom was snoring, observed OSAS attack, thở miệng, ngạt mũi. Mean AHI was 12,6 ± 11.2 attacks per hour, classified as severe. Combining chỉ số ngừng thở, giảm thở and SpO2 plays a key role in assessing OSAS severity and selecting treatment approaches. Conclusion: Among OSAS children with hypertrophy of tonsil and/or adenoid, the most common symptoms are snoring, sleep apnea, nasal obstruction, and mouth breathing. The mean AHI was 12.6±11.2 strikes/hour in severe level. The combination of apnea index, hypoventilation and blood oxygen saturation plays an important role in assessing the severity of the disease and choosing treatment methods.