
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kháng thể kháng hồng cầu ở trẻ bị thalassemia có truyền khối hồng cầu. Đánh giá kết quả truyền khối hồng cầu và một số yếu tố liên quan đến kết quả truyền khối hồng cầu. Tất cả trẻ đã được chẩn đoán xác định thalassemia có truyền khối hồng cầu từ lần thứ 2 trở lên nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 9/2018-7/2019 được khảo sát và đánh giá trong đợt nhập viện tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả Có 58 trẻ trong mẫu nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhi là 90,87±48,42 tháng; Tuổi trung bình bắt đầu truyền máu là 38,12±35,98 tháng; Khoảng thời gian đã truyền máu trung bình là 52,73±41,22 tháng; Chỉ có 24,24% hộ gia đình thực hiện việc tầm soát bệnh thalassemia. Thể bệnh β-Thalassemia/HbE chiếm tỷ lệ 41,38%; Khoảng cách truyền máu trung bình là 12,06±18,91tuần; 6,90% bệnh nhi gầy nặng; 55,17% bệnh nhi được đánh giá có thiếu máu nặng trên lâm sàng; 55,17% có vàng da, vàng mắt; 55,17% có sạm da; 50% có gan to; 62,07% có lách to và đã cắt; 51,72% có biến dạng xương sọ, mặt. Hb trung bình lúc nhập viện là 6,64±0,92g/dL; MCV trung bình là 71,30±8,56fL; MCH trung bình là 20,60±3,38pg; 98,28% có hồng cầu nhược sắc-kích thước thay đổi to nhỏ không đều; 56,9% có hồng cầu nhân; 53,45% có hồng cầu bia; Mức ferritin >1.000ng/ml chiếm tỷ lệ 50%; 100% bệnh nhi âm tính khi thực hiện sàng lọc kháng thể bất thường bằng phương pháp ống nghiệm. Thể tích máu truyền trung bình là 181,03±65,44ml; Thể tích máu truyền trung bình cho 1kg cân nặng là 9,7±3,74ml; Hemoglobin trung bình lúc ra viện là 9,3±1,33g/dL; Mức tăng hemoglobin trung bình lúc ra viện là 2,65±1,35g/dL; Hct trung bình lúc ra viện là 31,82±3,99%.
- Đăng nhập để gửi ý kiến