Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tử vong ở người bệnh COVID-19 nặng, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (2021-2022)

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tử vong ở người bệnh COVID-19 nặng, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (2021-2022)
Tác giả
Vương Trương Trọng; Bùi Vũ Huy
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
214-219
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ tử vong ở người bệnh covid -19 nặng. Phương pháp: Chúng tôi hồi cứu 412 người bệnh covid -19 nặng, điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, giai đoạn 2021 - 2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 1,07, bệnh gặp mọi nhóm tuổi, 73,79% ở nhóm > 60 tuổi, tỷ lệ người có bệnh nền là 70,1%, và 66,7% chưa tiêm vắc xin Covid-19. Biểu hiện lâm sàng hay gặp là ho (81,1%), sốt (64,6%), đau ngực (62,9%), đặc biệt là các tình trạng rối loạn tuần hoàn (nhịp tim và huyết áp bất thường, lần lượt là 59,4% và 44%), ý thức (giảm/hôn mê 36,2%, bứt rứt/mệt 9,7%), vô niệu/thiểu niệu (32,5%). Trên xét nghiệm: nhiều chỉ số rối loạn, như huyết học, sinh hóa, đông máu, khí máu và tổn thương trên phim X-Quang phổi. Phân tích hồi qui logistic đa biến, các chỉ số có giá trị tiên lượng tử vong độc lập là bạch cầu >10G/l (OR=2,6; p=<0,01); Tiểu cầu <150x103/mm3 (OR=2,4; p=0,01); Ure >7,5mmo/l (OR=2,7; p=<0,01); Creatinin >120μmol/l (OR=2,6; p=<0,01) và LDH >500ng/ml (OR=2,8; p=<0,01). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng ở người bệnh CoVid-19 nặng không đặc hiệu, cần có giải pháp chẩn đoán sớm dựa trên xét nghiệm sàng lọc và áp dụng các chỉ số tiên lượng để can thiệp điều trị phù hợp, giảm nguy cơ tử vong.

Abstract

To find out the clinical and sub-clinical characteristics and risk factors for death in people with severe covid -19. Method: we conducted a retrospective study on 412 people with severe covid -19, treated at Ha Dong General Hospital, period 2021 - 2022. Results: Male/female ratio = 1.07, the disease occured in all age groups, 73.79% were in the > 60 year old group, the proportion of people with underlying diseases was 70.1%, and 66.7% have not been vaccinated against Covid-19. Common clinical manifestations were cough (81.1%), fever (64.6%), chest pain (62.9%), especially circulatory disorders (abnormal heart rate and blood pressure, respectively 59.4% and 44%), consciousness (decreased/comatose 36.2%, restlessness/fatigue 9.7%), anuria/oliguria (32.5%). On sub-clinical: many indicators of disorders, such as hematology, biochemistry, blood coagulation, blood gases and damage on chest X-ray. Multivariable logistic regression analysis, the indicators with independent prognostic value for death were: white blood cells >10G/l (OR=2.6; p=<0.01); Platelets <150x103/mm3 (OR=2.4; p=0.01); Urea >7.5mmo/l (OR=2.7; p=<0.01); Creatinine >120μmol/l (OR=2.6; p=<0.01) and LDH >500ng/ml (OR=2.8; p=<0.01). Conclusion: Clinical manifestations in patients with severe Covid-19 disease are not specific, there is a need for early diagnosis solutions based on screening tests and application of prognostic indicators for appropriate treatment intervention and risk reduction. dead.