Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe gan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe gan ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2
Tác giả
Hà Huy Khôi; Hà Văn Thiệu; Trần Thanh Trí
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
05B
Trang bắt đầu
6 - 9
ISSN
1859-4794
Tóm tắt

Áp xe gan là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở trẻ em. Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ mắc sán lá gan lớn cao trên thế giới. Áp xe gan do sán lá gan lớn đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe gan ở trẻ em. Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Tất cả bệnh nhân chẩn đoán áp xe gan được đưa vào mẫu nghiên cứu. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, đặc biệt là tổn thương gan trên chẩn đoán hình ảnh thuyên giảm. Có 60 trường hợp áp xe gan. Bệnh nhân >5 tuổi chiếm 70,0%. Áp xe gan do ký sinh trùng chiếm 53,3%, vi trùng 5,1%, amip 5,0% và chưa rõ tác nhân 36,6%. Đường kính ổ áp xe gan <5 cm chiếm tỷ lệ cao (70%). Đau hạ sườn phải, gan to, sốt và nôn có tỷ lệ cao trong áp xe gan, lần lượt là 95,0, 75,0, 25,0 và 25,0%. Các giá trị bạch cầu ái toan, C-reactive protein (CRP) và bạch cầu tăng trong áp xe gan chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 68,3, 65,0 và 65,0%. Tỷ lệ thuyên giảm, khỏi bệnh là 95,0%. Áp xe gan chưa rõ tác nhân còn chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu, do vậy việc xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh cần được tiến hành sớm để điều trị kịp thời nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Abstract

Liver abscess (LA) is one of the most common cause of morbidity in children. Vietnam located in an area with a high infection incidence of fascioliasis in the world. LA due to fascioliasis is progressing in recent years. Objectives: To determine clinical and paraclinical features and results of treatment of LA. Subjects and research methods: This was a retrospective study. The duration was f-rom January 2016 to January 2021. All the patients with LA were included in this study. Results: Clinical and paraclinical symptoms are in remission or returned to normal, especially liver damage on imaging. Results: There were 60 patients. Patients >5 years old account for 70.0%. LA due to parasitic, pyogenic, amoebic and unknown were 53.3, 5.1, 5.0 and 36.6%, respectively. The diameter of the LA is less than 5 cm accounting for a high rate (70%). Clinical manifestations with right upper quadrant pain, hepatomegaly, fever, nausea and vomiting were 95.0, 75.0, 25.0 and 25.0%, respectively. The values of eosinophilia, C-reactive protein (CRP), and white blood cells were mostly increased in LA at 68.3, 65.0 and 65.0%, respectively. The rate of remission and cure is 95.0%. Conclusions: LA of unknown cause still accounts for a high proportion of research, so testing to find the agent should be early conducted, for timely treatment to bring the best effect to the patient.