Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng tại bệnh viện K

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng tại bệnh viện K
Tác giả
Vũ Văn Tiến; Phùng Thị Huyền; Lê Thị Yến; Nguyễn Thị Hòa
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
248-252
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng của ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng giai đoạn I-III từ 1/2015 đến 6/2021 tại bệnh viện K được ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị, đánh giá thời gian sống thêm và các yếu tố liên quan. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 29 bệnh nhân. Tuổi trung vị của BN là 56 tuổi; triệu chứng cơ năng thường gặp là đau tức bụng hạ vị (93,1%), triệu chứng thực thể hay gặp nhất là cổ chướng (27,6%), chủ yếu u một bên (93,1%), kích thước u trung vị là 110mm. Tỷ lệ bệnh nhân nhảy cảm với hóa chất bổ trợ nói chung là 65,5%, tỷ lệ giai đoạn I, II và III lần lượt là 100%, 83,3% và 33,3%. Thời gian sống thêm trung vị BN giai đoạn I, II chưa đạt được, giai đoạn III là 11 tháng. Giai đoạn bệnh là yếu tố chính liên quan đến tiên lượng bệnh. Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng có một số đặc điểm lâm sàng đặc trưng khác với các thể ung thư biểu mô khác. BN giai đoạn sớm đạt hiệu quả tốt sau phẫu thuật và hóa chất bổ trợ, BN phát hiện giai đoạn muộn có tiên lượng xấu.

Abstract

To identify the clinical characteristics, the laboratory characteristics, the result of treatment, and the prognostic factors of ovarian clear cell carcinoma. Patients and methods: A retrospective combined prospective study. The patient diagnosed at Vietnam National Cancer Hospital, from January 2015 to June 2021 recorded clinical characteristics, laboratory characteristics, treatment methods and overall survival, and prognostic factors. Results: The median age at diagnosis was 56. The main presenting symptom was pelvic pain (91,3%), the main presenting sign was ascites (27,6%), most tumors were unilateral (93,1%), and their median largest diameter was 110mm. The rate of sensitive disease to adjuvant chemotherapy was 65,5%, response rate for stages I, II, and III was 100%, 83,3%, and 33,3%, respectively. Median survival was not reached for stage I and II patients, median survival was 11 months for stage III. The staging of disease was the main prognostic factor. Conclusion: Ovarian clear cell carcinoma shows distinct features compared to other epithelial ovarian cancers. The majority of patients with early stage had excellent survival but patients with advanced stage had a poor prognosis.