Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng của bảy triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng của bảy triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn
Tác giả
Nguyễn Văn Tuấn; Vũ Sơn Tùng; Phạm Thị Quỳnh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
191-195
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Trầm cảm tái diễn là một rối loạn cảm xúc hay gặp trong tâm thần học, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, còn nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu được thực hiện trên 109 người bệnh được chẩn đoán xác định là rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn của ICD-10 (1992) điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/202, sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích chùm ca bệnh. Kết quả thu được: tỷ lệ nữ : nam ≈ 2,6 : 1, tuổi trung bình là 48,66 ± 15,07. Trong số các triệu chứng phổ biến, triệu chứng được ghi nhận với tỉ lệ > 50% là rối loạn giấc ngủ (96,33%), giảm tập trung chú ý (85,32%), rối loạn ăn uống (85,32%), giảm sút tính tự trọng và lòng tin (76,15%), nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan (72,48%). Các triệu chứng ít gặp hơn với tỉ lệ < 50% là ý tưởng bị tội và không xứng đáng (45,87%) và ý tưởng, hành vi tự sát hoặc tự hủy hoại (44,04%). Có 18 bệnh nhân cho biết từng có hành vi tự sát trước đây. Trong các phương thức tự sát được sử dụng, uống thuốc là phương thức tự sát phổ biến nhất ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Tóm lại, nghiên cứu chỉ ra trong số các triệu chứng phổ biến, triệu chứng xuất hiện thường xuyên nhất là rối loạn giấc ngủ (96,33%) còn triệu chứng ít gặp nhất là ý tưởng, hành vi tự sát hoặc tự hủy hoại (44,04%).

Abstract

Recurrent depression is a common emotional disorder in psychiatry, with diverse clinical manifestations and many difficulties in diagnosis and treatment. The study was conducted on 109 patients diagnosed with recurrent depressive disorder according to ICD-10 criteria (1992) and treated as inpatients at the Institute of Mental Health - Bach Mai Hospital from January 2020 to December 2021, using case cluster analysis research method. Results obtained: female: male ratio ≈ 2.6: 1, average age is 48.66 ± 15.07. Among the common symptoms, symptoms recorded at a rate of > 50% are sleep disorders (96.33%), decreased attention concentration (85.32%), eating disorders (85. 32%), decreased self-esteem and confidence (76.15%), and looked at the future gloomily and pessimistically (72.48%). Less frequent symptoms with a rate < 50% are ideas of guilt and unworthiness (45.87%) and suicidal or self-harm ideas and behaviors (44.04%). There were 18 patients who reported having committed suicide before. Among the suicide methods used, taking pills is the most common method of suicide in the study group. In summary, the study shows that among the common symptoms, the most frequent symptom is sleep disorders (96.33%) and the least frequent symptom is suicidal or self-harm ideas and behaviors (44.04%).