
Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện tâm đồ và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành mũ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tất cả BN ≥ 18 tuổi được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp và được chụp – can thiệp mạch vành qua da có tổn thương thủ phạm là động mạch vành mũ tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2019 đến tháng 6/2020. Nhồi máu cơ tim cấp được chẩn đoán theo định nghĩa toàn cầu về NMCT cấp lần thứ IV, các bệnh nhân nghiên cứu được phân thành 3 nhóm gồm nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, ST chênh xuống và ST không chênh. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu thu thập được 107 bệnh nhân, tỉ lệ 3 nhóm nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, ST chênh xuống và ST không chênh lần lượt là 57%, 14% và 29%. Độ nhạy của các dấu hiện tắc động mạch vành mũ trên điện tâm đồ nhồi máu cơ tim thành dưới như sau: ST chênh lên ở V5/V6 ≥0,05mV là 64,3%; ST chênh lên DII ≥ DIII : 64,3%; ST chênh xuống ≥ 0,1mm ở V1 – V2: 55,3%; ST chênh xuống aVR ≥ 0,1mV: 69,9%. Nhóm ST chênh lên và chênh xuống trên điện tâm đồ thì thời gian nhập viện sớm hơn, tiên lượng dựa trên thang điểm Grace, phân độ killip và rối loạn nhịp nguy cơ cao cao hơn nhóm ST không chênh. Và động mạch vành ưu thế trái, vị trí tổn thương đoạn gần và thời gian cửa–bóng nhỏ hơn 90 phút cao hơn so với nhóm ST không chênh. Kết luận: một phần ba bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành mũ hầu như không có biến đổi ST trên điện tâm đồ. Thời gian nhập viện trễ hơn và tiên lượng bệnh dựa trên thang điểm Grace, killip và tổn thương mạch vành ít nặng hơn so với nhóm có biến đổi ST.
The study was to describe the clinical characteristics, value of the electrocardiogram in patients with acute occlusion of the left circumflex coronary artery Methods: A cross-sectional descriptive study of acute myocardial infarction patients underwent percutaneous coronary intervention with the culprit lesion in circumflex coronary occlusion at Cho Ray hospital from October 2019 to June 2020. Acute myocardial infarction was diagnosed according to the fourth global definition of acute myocardial infarction. All patients were divided into 3 groups: ST-segment elevation acute myocardial infarction (ST-E), isolated STsegment depression (ST-D), and negligible ST-segment changes (No-ST). Results: A total of 107 eligible patients were included. Prevalence of three groups ST-E, ST-D and No-ST was 57%, 14% and 29% respectively. The sensitivity of circumflex coronary occlusion according to the admission of inferior myocardial infarction was as following ST elevation in V5/V6 ≥0.05mV was 64.3%; ST elevation II≥III was 64.3%; ST depression ≥0.1mm in V1–V2 was 55.3% and ST depression aVR≥0.1mV was 69.9%. As compared with No-ST, patients with ST-E or ST-D presented earlier hospitalization time, more advanced Killip class, higher troponin peak, high-risk arrhythmia. The left dominant coronary artery, culprit proximal LC, and doorballoon time less than 90 minutes in ST-E or STD group were higher in than the non-ST elevation group Conclusions: One-third of patients with acute myocardial infarction due to circumflex coronary occlusion have almost no ST changes on the electrocardiogram. Hospitalization time is later and and culprit coronary artery than the group with ST changes.
- Đăng nhập để gửi ý kiến