Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng ở những bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng ở những bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Tác giả
Nguyễn Tiến Sơn; Trần Văn Cường; Nguyễn Đức Lam; Mai Trọng Hưng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
383-386
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng ở những bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, hồi cứu 34 bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (từ tháng 04/2024 đến tháng 08/2024). Kết quả: Tuổi trung bình của các sản phụ là 34. Các bệnh nhân chủ yếu sinh con rạ, trong đó đa số sinh con từ lần thứ 3 trở lên và có chỉ định mổ lấy thai(85,5%). Nguyên nhân gây chảy máu sản khoa nặng là rau tiền đạo, rau cài răng lược chiếm tỷ lệ cao nhất (79,4 %). Huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương của nhóm bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng là 90,7/52,6 và đa số các bệnh nhân đều có nhịp tim nhanh > 100l/p. Có 7 bệnh nhân có tình trạng thiểu niệu (20,6%), 1 bệnh nhân vô niệu (2,9%). Lượng máu mất trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 2229,4ml, bệnh nhân mất máu nhiều nhất là 6000ml. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phụ chảy máu sản khoa nặng đa số đều có rau tiền đạo, rau cài răng lược và có mạch nhanh, huyết áp tụt. Một số sản phụ bị thiểu niệu và vô niệu do lượng máu mất nhiều.

Abstract

To describe the clinical characteristics of patients with severe postpartum hemorrhage at Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital. Methods: A prospective and retrospective descriptive study of 34 patients with severe postpartum hemorrhage at Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital (from April 2024 to August 2024). Results: The average age of the mothers was 34. Most patients had previously given birth, with the majority being at least on their third delivery and undergoing cesarean sections (85.5%). The most common causes of severe postpartum hemorrhage were placenta previa and placenta accreta, accounting for the highest percentage (79.4%). The systolic/diastolic blood pressure of the patients with severe postpartum hemorrhage was 90.7/52.6, and most patients had a heart rate exceeding 100 beats per minute. Seven patients (20.6%) exhibited oliguria, while one patient (2.9%) had anuria. The average blood loss in the study group was 2229.4 ml, with the highest blood loss recorded at 6000ml. Conclusion: The study indicates that most mothers with severe postpartum hemorrhage have placenta previa and placenta accreta, along with tachycardia and hypotension. Some mothers experienced oliguria and anuria due to significant blood loss.