Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng triệu chứng sinh học của trầm cảm ở người bệnh nội trú rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng triệu chứng sinh học của trầm cảm ở người bệnh nội trú rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Tác giả
Phùng Ngọc Thương; Trần Nguyễn Ngọc
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
8
Trang bắt đầu
43-49
ISSN
2815-5548
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng các triệu chứng sinh học của trầm cảm ở người bệnh nội trú rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Mô tả điều trị nhóm người bệnh trên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 75 người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Hà Nội thỏa mãn chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10, từ tháng 11/2022 tháng đến 03/2023. Kết quả: Triệu chứng sinh học của trầm cảm ở người bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm rất đa dạng, trong đó thường gặp nhất là chậm chạp tâm thần vận động (94,7%) và tỉnh giấc sớm (92,0%). Điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm chủ yếu là kết hợp thuốc chống trầm cảm, an thần kinh và bình thần (68,0%). Đáp ứng điều trị của các triệu chứng cơ thể khác nhau: đa số thuyên giảm đáng kể, đặc biệt là triệu chứng giảm các phản ứng cảm xúc (85,7%) và sút cân >5% trọng lượng (83,3%). Giảm cảm giác ngon miệng và chậm chạp tâm thần vận động giảm ít sau điều trị.