Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim
Tác giả
Hoàng Văn Sỹ; Nguyễn Minh Kha; Trương Phi Hùng; Nguyễn Nhật Tài; Nguyễn Hồng Phúc; Đặng Tường Vi
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
68-72
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị tràn dịch màng ngoài tim tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu dựa trên hồ sơ. Nghiên cứu gồm 248 bệnh nhân được chẩn đoán xác định tràn dịch màng ngoài tim điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 10 năm từ 2010 – 2020. Kết quả: Trong 10 năm, có 285 bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim, trong đó 248 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 52,3 ± 18, tỉ lệ nam:nữ là 1,61:1. Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất (77%), tiếp theo là đau ngực (11%) và sốt (4%). Có 7,7% bệnh nhân có tụt huyết áp lúc nhập viện, tĩnh mạch cổ nổi là 11,3%, tiếng tim mờ là 18,6% và mạch nghịch là 1,6%. Tràn dịch màng ngoài tim toàn thể chiếm 95,2%, tràn dịch lượng nhiều chiếm 77,4% và 23,8% bệnh nhân có biểu hiện chèn ép tim trên siêu âm tim. Bất thường trên điện tâm đồ có 41,5% có điện thế thấp, 2% có so le điện thế. Có 248 bệnh nhân được thực hiện chọc dịch màng tim, kết quả 98% là dịch tiết. Kết quả tế bào học dịch màng ngoài tim với sự hiện diện của tế bào ác tính chiếm 12,7%. Cấy dịch màng ngoài tim dương tính ở 6/232 mẫu, 3 mẫu cấy dương với Staphylococcus aureus. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy triệu chứng thường gặp nhất của tràn dịch màng ngoài tim là khó thở. Tiếng tim mờ, tụt huyết áp và tĩnh mạch cổ nổi ít được ghi nhận trong nghiên cứu. Hầu hết tràn dịch màng ngoài tim là toàn thể, lượng nhiều trên siêu âm tim. Dịch màng ngoài tim đa số là dịch tiết, tỉ lệ cấy dương rất thấp, tác nhân được ghi nhận nhiều nhất là Staphylococcus aureus.

Abstract

To describe clinical and subclinical in patients with pericardial effusion at Cho Ray Hospital. Patients and methods: A retrospective cross – sectional descriptive study. This study included 248 patients with confirmed diagnosis of pericardial effusion treated at Cho Ray hospital in 10 years between 2010 to 2020. Results: For 10 years, there were 285 patients with pericardial effusions, of which 248 patients who met the inclusion criteria in our study. The mean age was 52.3 ± 18, the male:female ratio was 1.61:1. Dyspnea was the most common symptom (77%), followed by chest pain (11%) and fever (4%). There were 7.7% patients with hypotension on admission, jugular venous distension was recorded in 11.3%, muffled heart sounds were 18.6%, and pulsus paradoxus was 1.6%. Circumferential distribution accounted for 95.2%, large effusion accounted for 77.4%, and 23.8% of patients showed signs of cardiac tamponade on echocardiography. Low QRS voltage and electrical alternans were 41.5% and 2%, respectively. There were 248 patients who underwent pericardiocentesis, 98% of the results were exudates. The presence of malignant cells in pericardial fluid cytology results was 12.7%. Pericardial fluid culture was positive 6/232 samples, 3 samples were positive for Staphylococcus aureus. Conclusions: The study revealed that the most common symptom of a pericardial effusion was dyspnea. Muffled heart sounds, hypotension, and jugular venous distension were rarely reported in the study. Circumferential distribution and large effusion were major. The pericardial fluid was mostly exudate, the positive culture rate was very low, and the most recognized agent was Staphylococcus aureus.