Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ lupus tại Bệnh viện Bạch Mai

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ lupus tại Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả
Trần Thị Kiều My; Hoàng Thị Hà; Nguyễn Hữu Trường; Đào Thị Thiết; Bạch Quốc Khánh
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
1A
Trang bắt đầu
110-114
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Có thai liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng đông sinh lý. Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) cũng được xem là một tình trạng tăng đông. Do đó, phụ nữ lupus có thai có nguy cơ huyết khối cao. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu quan sát sự thay đổi của một số chỉ số đông cầm máu ở thai phụ lupus so với thai phụ khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 103 thai phụ lupus và nhóm chứng là 30 thai phụ khỏe mạnh. Các chỉ số đông cầm máu được thực hiện bao gồm PT, APTT, nồng độ fibrinogen, D dimer (DD), Fibrin monomer (FM) và số lượng tiểu cầu (SLTC). Kết quả: PT, APTT, nồng độ fibrinogen và số lượng tiểu cầu (SLTC) tương đồng giữa hai nhóm. Ở thai phụ lupus, nồng độ trung bình của DD và FM lần lượt là 1,584 ± 1,341 mg/L và 16,56 ± 35,57 mg/L, đều tăng cao hơn đáng kể so với thai phụ khỏe mạnh (p=0,015 và p = 0,001), đặc biệt ở thai kỳ giữa và cuối. Tỷ lệ tăng FM (> 6,0 mg/L) là 28,2%, trong khi FM không tăng ở nhóm thai phụ khỏe mạnh (p=0,001). Tỷ lệ tăng DD (>0,5 mg/L) là 83,5%, tương đồng với thai phụ khoẻ mạnh (p = 0,210). Nồng độ DD và FM có tương quan mức độ vừa (r2 = 0,20; p<0,001) trong khi ở thai phụ khỏe mạnh hai chỉ số này không tương quan với nhau (p=0,244). Kết luận: các chỉ số đông cầm máu cơ bản và D dimer có những thay đổi động học theo tuổi thai tuy nhiên không có sự khác biệt giữa thai phụ lupus và thai phụ khỏe mạnh. Chỉ số FM tăng cao ở thai phụ lupus gợi ý đến tăng nguy cơ huyết khối nên cần sử dụng theo dõi cho bệnh nhân.

Abstract

Systemic lupus erythematosus (SLE) is considered a hypercoagulable condition. So, SLE pregnancies have a higher risk of thrombosis than healthy pregnancies. Therefore, this study aims to observe the change of some hemostatic markers in SLE pregnancies compared to healthy pregnancies. Subjects and methods: a prospective, crosssectional descriptive study including 103 SLE pregnancies and 30 healthy pregnancies as a control group. Hemostatic parameters performed include PT, APTT, fibrinogen, D dimer (DD), Fibrin monomer (FM) concentrations and platelet. Results: PT, APTT, fibrinogen concentrations and platelet were similar in the two groups. In SLE pregnancies, the mean concentrations of DD and FM were 1.584 ± 1.341 mg/L and 16.56 ± 35.57 mg/L, were significantly higher than normal pregnancies (p = 0.015, p = 0.001, respectively), especially middle and late pregnancy. The percentage of elevated DD concentrations (> 0.5 mg/L) was 83.5%, similar in healthy pregnancies (p = 0,210). The percentage of increased FM concentrations (> 6.0 mg/L) was 28.2% but the healthy pregnancies were not (p = 0.001). DD and FM concentrations were moderately correlated (r2 = 0.20; p < 0.001) while in healthy pregnancies, they were not correlated (p = 0.244). Conclusions: The baseline hemostatic parameters indices and D dimer had kinetic changes with gestational age, but there was no difference between lupus and healthy pregnant women. Elevated FM values in pregnant women with lupus suggest an increased risk of thrombosis and should be used for patient monitoring.