Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm thực vật học cây Đậu biếc (Clitoria ternatea L. (Fabaceae))

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm thực vật học cây Đậu biếc (Clitoria ternatea L. (Fabaceae))
Tác giả
Lý Hồng Hương Hạ; Nguyễn Thế Nhựt; Nguyễn Thị Hồng Yến; Trần Hà Quốc Huy; Nguyễn Thành Đạt; Nguyễn Phương Thanh Nhã; Trần Trung Trĩnh
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
22
Trang bắt đầu
137-145
ISSN
2615-9686
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Cây Đậu biếc – Clitoria ternatea L. thuộc Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á và phân bố rộng khắp nơi. Hiện nay, các nghiên cứu về thực vật học của loài vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, nghiên cứu được thực hiện để cung cấp các đặc điểm chi tiết hơn về hình thái, cấu trúc giải phẫu và cấu tử ở bột dược liệu của cây Đậu biếc ở Việt Nam để góp phần kiểm nghiệm dược liệu Đậu biếc ở Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học, thành phần hóa thực vật của cây Đậu biếc và sơ bộ hoạt tính chống oxy hóa trên bảng mỏng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cây Đậu biếc tại vườn thực vật của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nghiên cứu đặc điểm thực vật học bằng phương pháp hình thái và phương pháp giải phẫu. Soi bột dược liệu bằng kính hiển vi. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật bằng phương pháp Ciuley cải tiến. Khảo sát sơ bộ hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết từ hoa cây Đậu biếc bằng phương pháp DPPH trên bảng mỏng. Kết quả: Đã xác định được đặc điểm thực vật học của cây Đậu biếc trên cơ sở khảo sát, đồng thời xác định và phân tích các đặc điểm giải phẫu các bộ phận của cây mà các nghiên cứu khác chưa có. Ngoài ra còn xác định sơ bộ về hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết chloroform, ethyl acetat và ethanol 70%. Kết luận: Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học đã cung cấp một cách chi tiết và minh họa rõ nét về đặc điểm bên ngoài và cấu tạo bên trong cây Đậu biếc cho các loài thực vật Việt Nam. Khả năng dịch chiết ethyl acetat có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.