Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm tồn tại ống động mạch ảnh hưởng huyết động ở trẻ sơ sinh non tháng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm tồn tại ống động mạch ảnh hưởng huyết động ở trẻ sơ sinh non tháng
Tác giả
Nguyễn Phan Minh Nhật; Nguyễn Thu Tịnh
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2-CD1
Trang bắt đầu
119-124
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Tồn tại ống động mạch ảnh hưởng huyết động (TTÔĐMAHHĐ) là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong ở trẻ sinh non. Xác định đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim của TTÔĐMAHHĐ ở trẻ sơ sinh non tháng có thể giúp ích trong chẩn đoán và điều trị đóng ÔĐM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca tiến cứu. Chọn các trẻ sinh non <34 tuần có TTÔĐMAHHĐ. Kết quả: 28 trường hợp tham gia nghiên cứu. 100% bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp hoặc tăng nhu cầu FiO2. Tỷ lệ viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, xuất huyết phổi, suy thận lần lượt là 78,57%; 32,14%; 17,86%; 10,71%. Tỷ lệ thở máy xâm lấn là 75%. Về siêu âm tim, 100% có tỷ số đường kính ÔĐM/cân nặng >1,4; 89,29% có mất dòng máu cuối tâm trương hoặc có dòng phụt ngược ở động mạch chủ dưới /động mạch não trước; 78,57% có vận tốc tối đa thì tâm trương qua ÔĐM <2m/s. Tất cả trường hợp đều được điều trị nội khoa, tỷ lệ phẫu thuật là 35,71%. Kết luận: TTÔĐMAHHĐ biểu hiện tại cơ quan đích với suy hô hấp, viêm ruột hoại tử nhiều hơn các vị trí khác. Để xác định dấu hiệu ảnh hưởng huyết động (AHHĐ) trên siêu âm, có thể sử dụng thêm tiêu chí: tỷ số đường kính ÔĐM/cân nặng >1,4 và vận tốc tối đa qua ÔĐM <2m/s.

Abstract

Hemodynamically significant patent ductus arteriosus (hsPDA) is one of the major causes of morbidity and mortality in preterm neonates. Indentify the clinical, echocardiographic features of hsPDA among preterm neonates can facilitate the diagnosis and treatment to promote the closure of PDA. Method: Prospective case-series study. The study enrolled all preterm patients 1.4; 89.29% showed the absence or reversed flow of end-diastolic in the postductal descending aorta/ anterior cerebral artery, 78.57% maximum diastolic velocity across the PDA<2m/s. Pharmacologic treatment was indicated for all of these patients, among them, 35.71% underwent PDA ligation. Conclusion: The clinical manifestures of hsPDA on end-organ with respiratory compromise and necrotizing enterocolitis were more frequent than at other sites. In order to determine signs of hemodynamic effects on echocardiography, additional criteria might be used: the ratio of PDA diameter/weight >1.4 and maximum diastolic velocity across the PDA <2m/s.