
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ VTPQTNHN, đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị và các yếu tố liên quan tiên lượng bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tất cả bệnh nhân được chẩn đoán VTPQTNHN tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/1/2018 đến 30/6/2021. Kết quả: Trong 44 trẻ VTPQTNHN, lúc chẩn đoán, chúng tôi ghi nhận các triệu chứng ho (93,2%), khò khè (97,7%), ran tắc nghẽn (88,6%), ran ẩm (86,4%) và hình ảnh CT scan thường gặp là thể khảm (97,7%), dày thành phế quản (72,7%). Về đặc điểm điều trị, khoảng 40% bệnh nhân đáp ứng dãn phế quản 1 phần. Sau điều trị bằng liệu pháp Methylprednisolone liều cao – từng đợt, triệu chứng ho, khò khè, tăng công thở đều cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ngoài ra, về CT scan sau 6 tháng điều trị, nhìn chung không có sự khác biệt có ý nghĩa, chỉ có cải thiện đặc điểm dày thành phế quản (p=0,034) và nút đàm tắc nghẽn (p=0,046). Bên cạnh đó, 65,9% bệnh nhân có tiên lượng tốt và các yếu tố như gia đình có người hút thuốc lá và dày thành phế quản trên CT scan là 2 yếu tố độc lập liên quan với tiên lượng bệnh kém. Kết luận: Đặc điểm VTPQTNHN cả về lâm sàng và hình ảnh học thường gặp không điển hình và phương pháp điều trị còn chưa thống nhất. Tuy nhiên, liệu pháp Methylprednisolone liều cao – từng đợt có thể giúp cải thiện các triệu chứng hô hấp, khả năng gắng sức và đặc điểm dày thành phế quản trên CT scan ngực.
The study was carried out to investigate the clinical and subclinical characteristics of children with PIBO, and at the same time evaluate the effectiveness of treatment and factors related to the prognosis of the disease. Method: A case series study of all patients diagnosed with PIBO at the Respiratory Department of Children's Hospital 1 from January 1, 2018 to June 30, 2021. Result: In 44 children with PIBO, at the time of diagnosis, we recorded symptoms of cough (93.2%), wheezing (97.7%), rhonchi (88.6%), crackles (86.4%) and the common CT scan image is mosaic (97.7%), bronchial wall thickening (72.7%). Regarding treatment characteristics, about 40% of patients are partially bronchiodilator responsive. After treatment with intermittent Methylprednisolone pulse therapy (IMPT), symptoms of cough, wheezing, and increased work of breathing all improved with statistical significance (p<0.05). In addition, on CT scan after 6 months of treatment, there was no significant difference in general, only improvement in bronchial wall thickening (p=0.034) and mucus plug (p=0.046). In addition, 65.9% of patients have a good prognosis and factors such as family history of smoking and bronchial wall thickening on CT scan are two independent factors associated with poor prognosis. Conclusion: The clinical and radiological characteristics of PIBO are often atypical and the treatment therapy are still inconsistent. However, IMPT may improve respiratory symptoms, exercise capacity, and bronchial wall thickening on chest CT scans.
- Đăng nhập để gửi ý kiến