Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá bước đầu phương pháp lọc màng bụng sớm dành cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá bước đầu phương pháp lọc màng bụng sớm dành cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả
Huỳnh Ngọc Phương Thảo; Hoàng Ngọc Lan Hương; Trần Minh Hoàng; Dương Đức Viễn; Trần Thị Trang
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
375-379
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Khảo sát phương pháp lọc màng bụng (LMB) sớm dành cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, mô tả các bệnh nhân (BN) STMGĐC chưa có kế hoạch lọc máu trước đó, LMB sớm được định nghĩa trong vòng 2 tuần sau khi đặt catheter, thực hiện từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 05 năm 2023. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào và tiêu chuẩn loại trừ sẽ được ghi nhận các thông số kê toa LMB , tỉ lệ biến chứng trong tháng đầu và hai tháng kế tiếp, kết cục ngắn hạn sau 3 tháng. Kết quả: 68 BN LMB sớm được đưa vào nghiên cứu (tuổi trung bình 59,63±12,9; nữ:nam là 3:2). Trung vị số ngày chờ (khoảng thời gian từ lúc đặt catheter đến lúc bắt đầu thay dịch) là 4 ngày (tứ phân vị 4-5). Bệnh nhân được LMB bằng máy tự động ở tư thế nằm với đặc điểm kê toa ngày đầu tiên như sau: thể tích dịch châm ban đầu là 600 mL, thời gian 6 giờ, thể tích trao đổi là 5000 mL/ngày. Trong tháng đầu, có 19,1 % BN có biến chứng (10,3% liên quan nhiễm khuẩn và 14,7% liên quan cơ học). Trong 3 tháng đầu, có 8 BN bị suy chức năng catheter phải mổ lại (5 trường hợp do vòi trứng chui vào catheter và 3 trường hợp do mạc nối bám). Kết cục ngắn hạn 3 tháng có 100% BN tiếp tục LMB với các chỉ số sinh hoá cải thiện (ure, hemoglobin, albumin máu). Kết luận: Lọc màng bụng sớm là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và dễ tiếp cận đối với BN STMGĐC chưa có kế hoạch lọc máu.

Abstract

To investigate urgent-start peritoneal dialysis (PD) for unplanned dialysis end-stage renal disease (ESRD) patients at the University Medical Center, Ho Chi Minh City. Method: We conducted a prospective observational cohort study from November 2020 to May 2023 to examine the use of urgent-start PD for unplanned ESRD patients. Urgent-start PD was defined as the initiation of PD therapy within 14 days after catheter insertion. We recorded data on dialysis prescription, dialysis-related complications and short-term (3 months) outcomes for patients who met the inclusion criteria and did not have any exclusion criteria. Results: Our study enrolled 68 patients with a mean age of 59.63±12.9 years, with a female-to-male ratio of 3:2). The median break-in period (the time between catheter insertion and the start of PD therapy) was 4 days (interquartile range 4 – 5 days). The patients were treated with automated peritoneal dialysis (APD) in a supine position on the first day, with a dialysis prescription set at a low fill volume of 600 mL, dwell time of 6 hours, and a total exchange volume of 5 L/day. The prevalence of dialysis-related complications was 19.1% with infection related complications at 10.3% and mechanical complications at 14.7% during the first month. In the first three months, eight cases required catheter repositioning with surgery (five cases due to a fallopian tube inserted into the catheter and three cases due to omental wrap). We observed positive short-term (3 months) outcomes with 100% of patients continuing with PD and experiencing improvements in biochemistry results including serum urea, hemoglobin, albumin levels. Conclusion: Our findings suggest that urgent-start PD is a safe, effective and practical approach for the treatment of unplanned dialysis ESRD patients.