Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá hiệu quả kết hợp can thiệp Aerobic ở bệnh nhân suy giảm nhận thức do đột quỵ nhồi máu não

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá hiệu quả kết hợp can thiệp Aerobic ở bệnh nhân suy giảm nhận thức do đột quỵ nhồi máu não
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh; Phạm Văn Minh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
265-269
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả kết hợp can thiệp aerobic ở bệnh nhân suy giảm nhận thức do đột quỵ nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng, 50 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có suy giảm nhận thức mức độ nhẹ tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 10/2022 đến tháng 5/2023. Các đối tượng được lựa chọn và phân chia vào hai nhóm (can thiệp – đối chứng). Nhóm can thiệp được tập tuần tự aerobic và tập nhận thức, nhóm chứng tập vận động thường quy và tập nhận thức, 3 buổi/tuần, trong 12 tuần. Các bệnh nhân được đánh giá thang điểm nhận thức MoCA, FAB, và các thang điểm đánh giá chức năng vận động gồm FMA - LE, 6MWT và thang đo lường chất lượng cuộc sống EQ – 5D – 5L trước và sau điều trị. Kết quả: Sau 3 tháng điều trị, cả hai nhóm đều có sự cải thiện chức năng nhận thức theo thang điểm MoCA và FAB có ý nghĩa so với trước điều trị (p<0.01). Trong đó nhóm can thiệp có mức độ cải thiện điểm MoCA cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (p<0.01). Nghiên cứu đánh giá chức năng vận động qua 6MWT, FMA – LE ở hai nhóm đều có sự cải thiện đáng kể so với trước điều trị (p<0.01). Chất lượng cuộc sống của nhóm can thiệp sau điều trị cũng cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0.01). Kết luận: Kết hợp aerobic trong chương trình phục hồi chức năng nhận thức ở bệnh nhân suy giảm nhận thức mức độ nhẹ do đột quỵ nhồi máu não đem lại hiệu quả cao hơn so với chương trình tập nhận thức thông thường.

Abstract

Evaluate the effectiveness of combined aerobic intervention in patients with cognitive impairment after ischemic stroke. Subjects and methods: 50 patients with mild cognitive impairment following an ischemic stroke participated in a randomized controlled trial at the Central Geriatric Hospital’s Rehabilitation department between October 2022 and May 2023. The chosen subjects were split into the intervention and control group. The intervention group was treated with sequential aerobic and cognitive training, while the control group received regular motor and cognitive exercises, 3 sessions per week, for 12 weeks. Before and after intervention, patients were evaluated for cognitive functioning using the Montreal Cognitive Assessment, the Frontal Assessment Battery, and motor function using the Fulg - Meyer assessment of lower extremity, the Six - Minute Walk Test and the EuroQoL – 5 Dimension – 5 Level. Results: The MoCA and FAB scales showed a significant improvement in cognitive function in both groups after 3 months of treatment when compared to baseline (p<0.01). The intervention group’MoCA significantly outperformed the control group in terms of improvement (p<0.01). Through 6MWT, FMA – LE scales, the study also assessed the improvement in motor function in both groups, finding that both significantly outperformed their pre – treatment states (p<0.01). Following treatment, the intervention group’s quality of life significantly improved (p<0.01). Conclusion: In patients with mild cognitive impairment following an ischemic stroke, incorporating aerobics into a cognitive rehabilitation program is more effective than the traditional cognitive exercise program.