
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phẫu thuật điều trị bệnh lý tắc ruột sau mổ tại Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị bệnh lý tắc ruột sau mổ từ 2019 đến 2023. Kết quả: Có 50 bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột sau mổ và điều trị bằng phẫu thuật, tuổi trung bình là 62 ± 20 (14 - 90) tuổi, trong đó 44% là nam và 56% là nữ giới. Số lần phẫu thuật bụng trung bình trong tiền sử của các bệnh nhân là 1,30 ± 0,58 lần, 78% bệnh nhân từng mổ ổ bụng một lần và mổ sản phụ khoa là phẫu thuật chiếm số lượng nhiều nhất trong tiền sử với 32%. Đường mổ cũ thường gặp trên các bệnh nhân này là đường mổ trắng giữa trên và dưới rốn. Nguyên nhân gây tắc ruột chủ yếu là do dây chằng và dính, chiếm 67%. Chủ yếu các bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở chiếm 54%, 46% mổ nội soi trong đó 30% phẫu thuật nội soi hoàn toàn, 16% bệnh nhân phải có can thiệp mổ mở hỗ trợ. Thời gian mổ trung bình chung là 103,2 ± 51,4 (30 - 285) phút, trong đó thời gian mổ của nhóm mổ mở hoàn toàn là 116,9 ± 50,8, của nhóm phẫu thuật nội soi là 87,2 ± 48,4. Có 8% trường hợp tai biến rách thanh cơ ruột non trong mổ, 2% có tai biến thủng ruột. Có 1 trường hợp gặp biến chứng chảy máu sau mổ từ mạch máu mạc treo ruột phải phẫu thuật lần 2 xử lý biến chứng. Thời gian trung tiện sau mổ trung bình 3,2 ± 1,2 ngày, thời gian nằm viện trung bình 11,4 ± 4,9 ngày. Kết quả sau mổ 78% đạt kết quả tốt, chỉ 2% có kết quả xấu do xảy ra biến chứng sau mổ phải mổ lại xử lý tổn thương. Kết luận: Kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị tắc sau mổ phần lớn đều đạt kết quả tốt. Trong đó phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm so với mổ mở như ít đau sau mổ, hồi phục sức khỏe sớm, thời gian nằm viện ngắn.
The study aimed to evaluate the efficacy of surgical treatment for postoperative bowel obstruction at Hospital E. Materials and Methods: Retrospective descriptive study, patients undergoing surgery to treated postoperative bowel obstruction from 2019 to 2023. Results: There were 50 patients diagnosed with post-operative bowel obstruction and treated with surgery, the mean age was 62 ± 20 (14-90) years old, of which 44% were male and 56% were female. The average number of abdominal surgeries in the history of patients was 1.30 ± 0.58 times, 78% of patients had one abdominal operation and obstetrics and gynecology was the largest number of surgeries in history with 32%. The common old incision in these patients is the midline incision. The cause of intestinal obstruction is mainly ligaments and adhesions, accounting for 67%. Mainly patients undergoing open surgery accounted for 54%, 46% laparoscopic surgery of which 30% had complete laparoscopic surgery, 16% of patients required assisted open surgical intervention. The overall mean operating time was 103.2 ± 51.4 (30 to 285) minutes, of which the operating time of the fully open surgery group was 116.9 ± 50.8, of the laparoscopic surgery group was 87.2 ± 48.4. There are 8% of cases of accidental tearing of the small intestinal muscle wall during surgery, 2% of accidents have intestinal perforation. There was one case of complications of postoperative bleeding from mesenteric blood vessels requiring 2nd surgery to handle complications. The average postoperative median time is 3.2 ± 1.2 days, the average hospital stay is 11.4 ± 4.9 days. 78% of postoperative results were good, only 2% had bad results due to postoperative complications that required re-operation to treat the lesion. Conclusions: The initial results of surgical treatment of pos-toperative intestinal obstruction are mostly good. In which, laparoscopic surgery has many advantages compared to open surgery such as less pain after surgery, early recovery, and short hospital stay.
- Đăng nhập để gửi ý kiến