Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa cao tại Bệnh viện K

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa cao tại Bệnh viện K
Tác giả
Thái Nguyên Hưng
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
196-201
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm của bệnh lý XHTH cao trên bệnh nhân ung thư và đánh giá kết quả xử trí phẫu thuật (PT) bệnh lý XHTH cao. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, được chẩn đoán XHTH cao và được điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại bụng 2, bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Địa điểm nghiên cứu : Bệnh viện K Trung ương. Thời gian: 1/2019-12/2020. Kết quả nghiên cứu: Có 28 BN, nam 23 (82,1%), nữ 5(17,9%). Tuổi trung bình: 61,0. Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng (DD-TT), thủng ổ loét DD-TT cũ chiếm 50,0%. 17,8% sốc mất máu. Nôn máu và ỉa phân đen chiếm 35,7%. Ỉa phân đen: 64,3%. NSDD Forrest IA và IB chiếm 25,0%. Thiếu máu nặng 28,6%, thiếu máu vừa 28,6%, nhẹ 42,8%. Truyền máu ≥ 5 ĐV: 32,1% (9 BN), <5 ĐV: 50,0% (14 BN). Mổ cấp cứu 25,0%, cấp cứu trì hoãn 21,4%. Tỷ lệ bệnh lý: XHTH do UTDD: 78,6% (22/28), XHTH do loét HTT: 14,3% (4/28), XHTH do loét DD:7,1% (2/28). Kết quả PT Không có BN tử vong, 1 BN rò mật sau mổ điều tri nội. 1 BN tái XHTH sau mổ khâu cầm máu ổ loét HTT, nối vị tràng điều trị nội khoa bằng PPI. Kết luận: Bệnh lý XHTH cao tại BV K do ung thư dạ dày, loét dạ dày chảy máu, loét hành tá tràng chảy máu với tỷ lệ 78,6; 7,1; 18,3 trong đó tổn thương loét hành tá tràng thủng vào động mạch vị tá tràng là tổn thương nặng, gây sốc mất máu, can thiệp cầm máu qua NSDD có tỷ lệ thất bại cao, xử trí phẫu thuật khó khăn

Abstract

Evaluating of the clinic features and surgical results of upper gastrointertinal hemmorage patients in K hospital. Patient and method: Retrospective study. Time: 1/2019-12/2020. Results: 28 patiens, male 23 (82,1%), female: 5(17,9%), mean age: 61,0. History of gastric-duodenal ulcer or perforation is 50,0%. Clinic: 17,8% in state of hypovolemic shock, hematemesis and melena in 35,7%, melena in 64,3%, Forrest IA-IB in 25,0%. Blood transfusion in 82,1%. Urgent operations performed in 25,0%, delayed urgent operation in 21,4%. Among them: 78,6% gastric bleeding cancer, 14,3% duoenal bleeding ulcer; 7,1% gastric bleeding ulcer. There is no death per and postoperation, 1 patient had bile leakage that stopped by continuous aspiration, 1 patient rebleeded post duoenal ulcer suture stopped by PPI continuous transfusion. We conclude that upper gastrointertinal hemorrage in K hospital had the lesions of gastric bleeding cancer,gastric bleeding ulcer, duodenalbleeding ulcer with the proportion: 78,6%, 7,1%, 14,3% relatively. Of them, the most serious state are duodenal bleeding ulcer perforated to gastroduodenal artery that difficult to place Clip or injection for hemostasis by gastroscopy and to operate in the state of hypovolemic shock.