Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình sẹo co ngón tay do di chứng bỏng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình sẹo co ngón tay do di chứng bỏng
Tác giả
Phạm Thị Việt Dung; Phạm Duy Linh
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
1-4
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Sẹo di chứng bỏng ngón tay là tổn thương hay gặp với nhiều hình thái và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tổn thương sẹo co ngón thường gặp nhất và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng bàn tay. Có nhiều phương pháp tạo hình tùy thuộc vào tình trạng co ngón và thói quen của từng phẫu thuật viên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 BN (22 nam và 8 nữ), tuổi từ 15 tháng đến 55 tuổi, với 56 ngónbịsẹo co do di chứng bỏng được phẫu thuật bằng các vạt tại chỗ và ghép da dày toàn bộ. Kết quả phẫu thuật được đánh giá theo các tiêu chí về sự liền thương, chức năng và thẩm mỹ ngón khi bệnh nhân ra viện và sau 3 tháng. Kết qủa: Phần lớn các trường hợp vạt và da ghép sống tốt, liền thương thì đầu, ngón cải thiện chức năng. Tuy nhiên còn 1 số trường hợp da ghép và vạt nhiễm trùng, hoại tử 1 phần gây kết quả kém, ít cải thiện chức năng vận động ngón. Kết luận: Lựa chọn phương pháp tạo hình đúng giúp điều trị sẹo di chứng bỏng ngón tay cho kết qủa tốt về cả chức năng và thẩm mỹ.

Abstract

Postburn scar of the fingers are common injuries with many different forms. In which, finger’scontractivescar is the most common and severely affects. Managing such condition is often challenging and various techniques have been proposed. The choice of technique depends on the degree of finger contraction and the surgeon's preference. Materials and methods: The study was conducted on 30 patients (22 men and 8 women), aged from 15 months to 55 years old, with 56 postburn scar contracture of the fingers which were reconstructed by local flaps and full-thickness skin grafts. Surgical results were assessed according to the criteria of healing, function, and aesthetics after 3 months. Results: The majority of flaps and skin grafts survived, the function of the fingers improved. Conclusion: Correct assessment of the morphology and severity of postburn finger scar contractures aids surgeons in selecting the appropriate reconstruction method, resulting in satisfactory functional and aesthetic results.