
Mô tả các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật điều trị tổn thương động mạch khoeo trong chấn thương vùng gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả được thực hiện trên 30 bệnh nhân (BN) bị chấn thương vùng gối có tổn thương động mạch khoeo được phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của các BN nhập viện là 35,5±12,8; trong đó nam giới chiếm chủ yếu là 73,3%. Các trường hợp nhập viện chủ yếu do tai nạn giao thông (83,4%). 76,7% mạch ngoại vi mất, giảm tuần hoàn mao mạch. Đa số BN được xác định mất tín hiệu dòng chảy trên siêu âm với tỷ lệ 95,3%. Phần lớn các BN được xử trí tổn thương bằng phương pháp ghép tĩnh mạch với tỷ lệ là 63,3%. BN sau phẫu thuật đều có tín hiệu dòng chảy lưu thông tốt, chiếm 93,3%. Biến chứng tắc mạch sau phẫu thuật chiếm 6,7%. Có hai trường hợp được phẫu thuật lần 2 để tái thông động mạch khoeo: một trường hợp bảo tồn được chi và một trường hợp đoạn chi thì 2. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán, xử trí cấp cứu và phẫu thuật phù hợp đã đem lại kết quả điều trị tích cực, giúp giảm tỷ lệ cắt cụt chi và các biến chứng nặng nề khác.
To describe the clinical and subclinical signs for early diagnosis and evaluate the short-term outcomes of surgical treatment of popliteal artery injury in knee trauma. Materials and methods: A retrospective descriptive study was conducted on 30 patients with knee trauma and popliteal artery injury who underwent surgery at Binh Dan Hospital from August 2016 to June 2021. Results: The mean age of admitted patients was 35.5±12.8 years, predominantly male (73.3%). The majority of cases were due to traffic accidents (83.4%). Peripheral pulse was absent or decreased in 76.7% of patients. Most patients (95.3%) showed loss of flow signal on ultrasound. The most common surgical intervention was venous graft repair (63.3%). After surgery, 93.3% of patients had good flow restoration. The postoperative arterial occlusion rate was 6.7%. There were two cases that required a second surgery for popliteal artery recanalisation: one case where limb salvage was achieved, and one case that resulted in amputation. Conclusion: The application of appropriate diagnostic measures, emergency management, and surgical intervention has resulted in positive treatment outcomes, helping to reduce the rate of limb amputation and other severe complications.
- Đăng nhập để gửi ý kiến