Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ung thư vú tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng
Tác giả
Trương Thị Phương Thảo; Nguyễn Thị Hằng; Quách Thị Ly Na
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
79-86
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định tỷ lệ lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống ở người bệnh sau phẫu thuật ung thư vú; Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống. Mô tả cắt ngang 195 người bệnh sau phẫu thuật ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng từ tháng 01/2022 đến tháng 09/2022. Công cụ nghiên cứu là Thang đo lo âu-trầm cảm của bệnh viện đáng tin cậy, hợp lệ (HADS) và Đánh giá chức năng của liệu pháp điều trị ung thư-ung thư vú (FACT-B). Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Chúng tôi ghi nhận được: Tỷ lệ lo âu trên người bệnh sau phẫu thuật ung thư vú là 63.1% với điểm trung bình là 11.06±4.32; Tỷ lệ trầm cảm là 39.0% với điểm trung bình là 9.10±3.54. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 53.33±8.26. Trong số năm lĩnh vực của FACT-B, Tình trạng chức năng cho điểm trung bình cao nhất là 12.23 điểm, thấp nhất là Sức khoẻ tinh thần với 8.45 điểm. Tìm thấy yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống là trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, nghề nghiệp và lo âu, trầm cảm với p<0.05. Đa số người bệnh sau phẫu thuật ung thư vú đều có lo âu, trầm cảm, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bệnh viện muốn phát triển, điều trị và chăm sóc một cách toàn diện, hướng đến sự hài lòng của người bệnh trong tương lai, cần đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế về vấn đề tâm lý, kỹ năng giao tiếp ứng xử, có thể xây dựng đội ngũ tư vấn riêng về vấn đề tâm lý cho người bệnh.