Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Dị vật âm đạo ở trẻ em

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Dị vật âm đạo ở trẻ em
Tác giả
Phan Lê Minh Tiến; Phạm Ngọc Thạch; Phan Tấn Đức; Lê Nguyễn Yên; Hà Thị Thu Thủy
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
181-187
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ em có dị vật âm đạo. Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu lâm sàng của 27 bé gái bị dị vật âm đạo đã được thu thập trong khoảng thời gian từ 01/2021 đến 05/2024. Nghiên cứu tiến cứu: phân tích mô tả được sử dụng để tóm tắt các đặc điểm lâm sàng. Kết quả: Độ tuổi của các bệnh nhân dao động từ 3 đến 9 tuổi và độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 4-6 tuổi, chiếm 51,9% số trường hợp. Dịch tiết âm đạo có mùi hôi (63,0%) và đỏ bộ phận sinh dục (66,7%) là triệu chứng phổ biến nhất. Gòn là loại dị vật âm đạo thường gặp nhất (55,5%), tiếp theo là đồ chơi nhỏ và bi tròn (11,2-7,4%). Dị vật âm đạo là pin cúc áo có 2 trường hợp (7,4%). Khi nghi ngờ có tổn thương niêm mạc âm đạo, kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng, với tất cả các bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi loại bỏ dị vật mà không cần bất kỳ điều trị bổ sung nào. Kết luận: Nếu không có tổn thương niêm mạc âm đạo, không cần điều trị bổ sung sau khi loại bỏ dị vật. Khi nghi ngờ có dị vật âm đạo là một viên pin, phẫu thuật khẩn cấp là cần thiết để ngăn ngừa tổn thương tiếp theo.

Abstract

To evaluate the clinical features and outcome in girls with a vaginal foreign body. Methods: The clinical data of 27 girls with a vaginal foreign body were collected between 01/2021 and 05/2024. Prospective study: descriptive analysis was used to summarize the clinical characteristics. Results: The ages of the patients range from 3 to 9 years old, with the most common age group being 4-6 years old, accounting for 51.9% of the cases. Foul-smelling vaginal discharge (63,0%) and genital redness (66,7%) was the most common symptom. Cotton wool is the most common type of vaginal foreign body (55.5%), followed by small toys and balls (11.2-7,4%). Vaginal foreign body is button battery with 2 case (7,4%). When an injury of the vaginal mucosal was suspected, antibiotics were used to prevent infection, with full recovery of all patients without any additional treatment after removal of the foreign object. Conclusions: If there is no damage to the vaginal mucosa, no additional treatment is needed after the foreign body is removed. When a vaginal foreign body is suspected to be a battery, emergency surgery is needed to prevent further damage.