
Tại miền nam Việt Nam, có ít nghiên cứu bỏng trẻ em được báo cáo. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Dịch tễ, lâm sàng và điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Đối tượng và phương pháp: Có 383 trẻ em bỏng được điều trị tại khoa Bỏng - Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/02/2021 đến 15/08/2022. Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu từ 01/02/2021 đến 15/08/2022 có 383 nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 ghi nhận tuổi trung bình 44,9 ± 46,4 tháng (02 - 192), trong đó 73,6% dưới 60 tháng; 55,9% trẻ nam nhiều hơn 44,1% trẻ nữ; 67,6% có sơ cứu bỏng và 14,1% sơ cứu bỏng đúng; 96,2% bỏng là do tai nạn sinh hoạt, 77,6% bỏng nước nóng, 10,9% bỏng lửa, 3,7% bỏng điện và 0,5% bỏng hóa chất. Diện tích bỏng trung bình 9,9 ± 11,2% TBSA, diện tích < 10% TBSA là 67,9%; bỏng sâu độ II là 61,9%, bỏng sâu độ II - III là 37,1%, bỏng sâu độ III - IV là 1%; vị trí bỏng 77% vùng tay chân, 56,4% ngực lưng, 34,4% đầu mặt cổ, 24% sinh dục và tầng sinh môn. Albumin máu tương quan tuyến tính nghịch rất chặt chẽ với diện tích bỏng (R = -0,72, p = 0,003), khi diện tích bỏng tăng thì albumin máu sẽ giảm với phương trình hồi quy tuyến tính là albumin máu = -0,029 x diện tích bỏng + 3,416. Tác nhân gây nhiễm trùng huyết có cấy máu dương tính 60% là Staphylococus coagulase negative. Tỷ lệ biến chứng là 21,9% nhiễm trùng (8,6% nhiễm trùng vết bỏng, 6,8% nhiễm trùng huyết, 2,3% viêm phổi, 1,6% nhiễm trùng tiêu hóa, 0,8% sốc nhiễm trùng, 0,5% viêm mô tế bào, 0,5% nhiễm trùng catheter, 0,5% nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương); 3,9% suy hô hấp; 2,8% sốc bỏng; 2,3% hội chứng cai morphine; 1,8% suy dinh dưỡng cấp; 1,8% xuất huyết tiêu hóa và 0,3% chèn ép khoang. Tỷ lệ tử vong là 0,3%. Kết luận: Bỏng xảy ra trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, tỷ lệ sơ cứu bỏng đúng còn thấp, nguyên nhân gây bỏng chủ yếu do tai nạn sinh hoạt và xảy ra tại nhà, tác nhân bỏng chủ yếu là nước nóng. Điều trị sốc bỏng bằng albumin trong 48 giờ sau bỏng theo diện tích bỏng là ≥ 49% TBSA nên bù dịch chống sốc bằng albumin, 31% TBSA ≤ diện tích bỏng < 49% TBSA xem xét từng trường hợp cụ thể và diện tích bỏng < 31% TBSA không có chỉ định chống sốc bỏng bằng albumin. Độ sâu bỏng lớn thì cắt lọc, ghép da bỏng tăng. Biến chứng bỏng trẻ em tăng khi diện tích bỏng tăng và biến chứng bỏng trẻ em tăng khi độ sâu bỏng tăng. Tử vong 1 trẻ em bỏng trong nghiên cứu chúng tôi do bỏng hô hấp và sốc mất máu cho chảy máu vùng rạch chèn ép khoang.
In southern Vietnam, few pediatric burn studies have been reported. Therefore, we conducted a research "Epidemiological, clinical and burn treatment at Children's Hospital 1". Materials and methods: 383 burned children were treated at the Burns - Plastic Surgery Department of Children's Hospital 1 from February 1, 2021 to August 15, 2022. Research method is descriptive prospective, longitudinal follow-up. Results: During the study period from February 1, 2021 to August 15, 2022, there were 383 admissions to Children's Hospital 1 recorded mean age 44.9 ± 46.4 months (02 - 192), of which 73.6% were under 60 months; 55.9% more boys than 44.1% girls; 67.6% had first aid for burns and 14.1% had correct first aid for burns; 96.2% of burns are due to domestic accidents, 77.6% of hot water burns, 10.9% of fire burns, 3.7% of electrical burns and 0.5% of chemical burns.The average burn area was 9.9 ± 11.2% TBSA, the area < 10% TBSA was 67.9%; II degree burns is 61.9%, II-III degree burns is 37.1%, III-IV degree burns is 1%; burn location 77% of limbs, 56.4% of chest and back, 34.4% of head and neck, 24% of genitals and perineumwith. Blood albumin has a very close negative linear correlation with burn area (R = -0.72, p = 0.003), when burn area increases, blood albumin will decrease with linear regression equation is blood albumin = -0.029 x burn area + 3.416. The causative agent of sepsis with a positive blood culture 60% is Staphylococus coagulase negative. Complication rate of 21.9% infection (8.6% burn infection, 6.8% sepsis, 2.3% pneumonia, 1.6% gastrointestinal infection, 0.8% septic shock, 0.5% cellulitis, 0.5% catheter infection, 0.5% central nervous system infections); 3.9% respiratory failure; 2.8% burn shock; 2.3% morphine withdrawal syndrome; 1.8% acute malnutrition; 1.8% gastrointestinal bleeding and 0.3% compartment compression. The mortality rate is 0.3%. Conclusions: Burns occur more in boys than in girls, the rate of first aid burns is still low, the cause of burns is mainly due to domestic and home accidents, the main cause of burns is hot water. Treatment of burn shock with albumin in 48 hours after burn according to burn area is 49% TBSA should compensate for shock with albumin, 31% TBSA ≤ burn area < 49% TBSA considering each case and burn area < 31% TBSA with no indication for albumin. The greater the depth of burns, the more cutting and grafting of the burned skin. Complications of burns in children increase as the area increases. Complications of burns in children increase as the depth of burns increases. Child burn mortality in our study was due to respiratory burns and hemorrhagic shock for bleeding in the incision area compressing the cavity.
- Đăng nhập để gửi ý kiến