Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Điều trị gãy chỏm quay trật khuỷu bằng phương pháp lấy bỏ chỏm, chèn cơ khuỷu

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Điều trị gãy chỏm quay trật khuỷu bằng phương pháp lấy bỏ chỏm, chèn cơ khuỷu
Tác giả
Nguyễn Văn Thái; Đỗ Hồng Phúc; Lê Gia Ánh Thỳ; Nguyễn Viết Tân; Nguyễn Ngọc Hiếu; Cao Kim Xoa
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
319-322
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá khả năng phục hồi chức năng bệnh nhân sau phẫu thuật và ghi nhận các biến chứng sau phẫu thuật lấy bỏ chỏm quay chèn cơ khuỷu ở bệnh nhân gãy nát chỏm quay có trật khuỷu tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Báo cáo mô tả qua 10 ca lâm sàng. Bàn luận: Trong 10 trường hợp nghiên cứu, các bệnh nhân phục hồi được tầm vận động gập duỗi trung bình 00 - 00 - 1300 và sấp ngửa ở mức 800 - 00 - 800. Tất cả các bệnh nhân có khớp khuỷu không đau khi nghỉ ngơi và mức độ đau khi vận động theo VAS là 2,5. Điểm trung bình ASES-e đạt 90,3 điểm đạt mức tốt. Mất vững dạng khuỷu độ 2 ở 3 trường hợp nhưng không có ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Không có trường hợp nào tái trật. Phương pháp này có kết quả tương đối tương đồng với điều trị lấy bỏ chỏm quay trong các trường hợp gãy chỏm quay đơn thuần cũng như trong các trường hợp gãy nát chỏm quay kết hợp xương nẹp khóa trước đây. Kết luận: Điều trị gãy chỏm quay trong bối cảnh trật khuỷu bằng phương pháp lấy bỏ chỏm có chèn cơ khuỷu đem lại một kết quả ban đầu khả quan có thể áp dụng được trong điều kiện hiện nay.

Abstract

To evaluate the functional recovery of patients after surgery and to record complications following radial head excision with anconeus interposition in patients with comminuted radial head fracture and elbow dislocation at the Trauma and Orthopedic Hospital, Ho Chi Minh City. Methods: A descriptive report of 10 clinical cases. Discussion: In the 10 cases studied, the patients recovered an average range of motion in elbow flexion-extension of 0° - 0° - 130° and pronation-supination of 80° - 0° - 80°. All patients had no pain at rest, and the level of pain during movement, as measured by the VAS scale, was 2.5. The average ASES-e score was 90.3, indicating good functional outcomes. There was grade 2 elbow instability in 3 cases, but it did not affect the patients' daily activities. There were no cases of re-dislocation. This method produced relatively similar results to radial head excision in isolated radial head fractures, as well as in comminuted radial head fractures treated with previous locked plating. Conclusion: Treatment of comminuted radial head fractures with elbow dislocation using radial head excision with anconeus interposition yields promising initial results that are applicable in current clinical practice.