Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đột biến gene CR1 ở trẻ mắc bệnh cầu thận C3: Báo cáo ca bệnh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đột biến gene CR1 ở trẻ mắc bệnh cầu thận C3: Báo cáo ca bệnh
Tác giả
Nguyễn Ngọc Huy; Nguyễn Thị Ngọc; Nguyễn Thị Kiên; Trương Mạnh Tú; Lương Thị Phượng; Nguyễn Thu Hương
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
02
Trang bắt đầu
92-98
ISSN
2615-9198
Tóm tắt

Bệnh cầu thận C3 (C3 glomerulopathy) là một bệnh cầu thận qua trung gian bổ thể hiếm gặp, điều trị còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối và tỉ lệ tái phát sau ghép còn cao. Cơ chế của bệnh là do rối loạn điều hòa con đường thay thế của bổ thể mà nguyên nhân có thể do đột biến các thành phần điều hòa con đường này. Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp trẻ nữ, 13 tuổi, đến viện vì biểu hiện của suy thận mạn giai đoạn cuối. Lâm sàng biểu hiện phù, tăng huyết áp và xét nghiệm thấy mức lọc cầu thận (GFR) giảm nặng, C3 giảm liên tục, C4 bình thường và trên sinh thiết thận có biểu hiện lắng đọng C3 kèm theo Ig và C1q (kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang) nên ban đầu trẻ được chẩn đoán và điều tri theo hướng Lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, vì không có sự tương xứng giữa lâm sàng và xét nghiệm, bệnh nhân được làm thêm xét nghiệm gene và phát hiện có đột biến gene CR1. Kết hợp lâm sàng, huyết thanh học cùng với giải phẫu bệnh và xét nghiệm di truyền, chúng tôi chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối trên nền bệnh cầu thận C3. Trẻ được điều trị corticosteroid liều 1mg/kg/ngày cùng với điều trị thay thế thận, sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân có cải thiện về cả lâm sàng và xét nghiệm nhưng C3 bổ thể vẫn thấp.

Abstract

C3 glomerulopathy (C3 glomerulopathy) is a rare complement-mediated glomerulopathy disease, difficult to treat, has a high risk of end-stage kidney disease and a high relapse rate after transplantation. The mechanism of the disease is due to dysregulation of the alternative pathway of complement, which may be caused by mutations in components that regulate this pathway. We report a case of a 13-year-old female child presenting to the hospital with endstage renal failure. Clinical manifestations of edema, hypertension and laboratory findings showed a severe decrease in glomerular filtration rate (GFR), continuous decrease in C3, normal C4, and on renal biopsy showed C3 deposition with Ig and C1q (immunofluorescence) should initially be diagnosed and treated in the direction of systemic lupus erythematosus. However, because there was no match between clinical and laboratory tests, the patient was further tested for genes and found to have CR1 gene mutations. Combining clinical, serological, pathology and genetic testing, we diagnosed end-stage chronic renal failure on the background of C3 glomerular disease. Children treated with corticosteroids at a dose of 1mg/kg/day along with renal replacement therapy, after 6 weeks of treatment, the patient improved in both clinical and laboratory parameters but C3 was still low.