Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng theo chương trình ERAS trên bệnh nhân cắt đoạn dạ dày do ung thư

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng theo chương trình ERAS trên bệnh nhân cắt đoạn dạ dày do ung thư
Tác giả
Nguyễn Thị Phương; Trịnh Thị Thanh Bình; Ngô Thị Linh; Thạch Minh Trang; Đặng Đức Huấn; Nguyễn Thu Huyền; Lê Thị Hương; Đỗ Thị Hòa; Quách Văn Kiên; Nguyễn Xuân Hòa; Đỗ Tất Thành
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
169-174
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Thực hành nhịn ăn đến khi xuất hiện trung tiện theo quan điểm truyền thống đã được chứng minh không đem lại lợi ích và hiện nay đang dần được thay đổi. Nuôi dưỡng đường miệng sớm sau phẫu thuật được khuyến cáo trong hầu hết hướng dẫn của các Hiệp hội Dinh dưỡng lớn và các chương trình tăng cường hồi phục sau mổ trên thế giới. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 42 bệnh nhân cắt đoạn dạ dày do ung thư được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm can thiệp được nuôi dưỡng đường miệng sớm trong vòng 24-48 giờ sau phẫu thuật. Nhóm chứng được nuôi dưỡng theo thực hành thường quy của bệnh viện. Thời điểm khởi động ruột trung bình của nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 35,4±27,9 giờ và 91,5± 29,9 giờ. Kết quả cho thấy nuôi dưỡng đường miệng sớm thúc đẩy sự phục hồi chức năng ruột: Thời điểm xuất hiện nhu động ruột (27,7±14,6 và 39,6±12,7 giờ; p=0,008 ) và trung tiện (51,0 ± 4,9 và 76,6±7,0 giờ) sớm hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p=0,008 và p=0,0047). Tỷ lệ các triệu chứng tiêu hóa(27,3% và 36,4%) và biến chứng sau phẫu thuật (4,5% và 4,5%), giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, không ghi nhận trường hợp nào có rò bục miệng nối. Ngoài ra, nồng độ Prealbumin máu được cải thiện có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp (22,5 ± 0,62 và 16,5 ± 0,71 g/l; p=0,0021).

Abstract

The traditional practice of fasting until transit has been proven to be of no benefit and is now being changed. Early postoperative oral nutrition is recommended in most guidelines of major nutrition associations and in recovery enhancing programs around the world. We conducted a controlled clinical trial in 30 patients undergoing distal gastrectomy for cancer who were randomly divided into 2 groups. The intervention group received early oral nutrition within 24-48 hours after surgery. The control group was fed as routine regimen of the Hospital. The results showed that early oral feeding enhanced bowel function recovery with shorter annal exhaust time and defecation time statistically significant, while the incidences of postoperative complicationsand feeding intolerance were comparable between the two groups, there were no cases of anastomotic leakage. In comparison to delayed oral feeding, early oral feeding was higher levels of prealbumin significantly.