Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả chống dính của hyaluronic acid trong phẫu thuật nội soi mũi xoang: Tổng quan luận điểm và phân tích gộp

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả chống dính của hyaluronic acid trong phẫu thuật nội soi mũi xoang: Tổng quan luận điểm và phân tích gộp
Tác giả
Phạm Trung Hiếu; Đỗ Bá Hưng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
238-242
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả chống dính của hyaluronic acid trong phẫu thuật nội soi mũi xoang. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan luận điểm bao gồm các nghiên cứu sử dụng hyaluronic acid sau phẫu thuật nội soi mũi xoang trên các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính được thực hiện Nghiên cứu phân tích gộp được thực hiện để đánh giá tỉ lệ dính. Kết quả: Có 10 nghiên cứu bao gồm 483 bệnh nhân được lựa chọn. Nghiên cứu phân tích gộp về tình trạng hình thành dính đánh giá trên nội soi minh hoạ tỉ suất chênh thấp hơn ở nhóm sử dụng hyaluronic acid (47 trong 312 trường hợp) so với nhóm chứng (86 trong 312 trường hợp) (OR = 0.45, khoảng tin cậy 95% = 0.30 - 0.68). Trong các nghiên cứu, sử dụng Hyaluronic acid không liên quan tới bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Kết luận: Trong các nghiên cứu, sử dụng Hyaluronic acid về mặt lâm sàng là tương đối an toàn và dung nạp tốt, và có thể được sử dụng như một phương pháp bổ trợ sau phẫu thuật nội soi mũi xoang để giảm tình trạng dính. Để kì vọng một kết quả chính xác hơn, cần thiết phải có một tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu chặt chẽ hơn, với những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng có cỡ mẫu, quy mô nghiên cứu lớn hơn.

Abstract

Evaluate the anti-adhesive effect of using hyaluronic acid in endoscopic sinus surgery. Methods: A scoping review including studies using hyaluronic acid after endoscopic sinus surgery on patients with chronic rhinosinusitis was performed. A meta-analysis was performed on adhesion event frequency. Other parameters included other subjective endoscopic findings and objective outcomes. Results: 10 studies including 483 patients met the selection criteria. A meta-analysis of adhesion formation frequency on endoscopy demonstrated a lower odds ratio in the hyaluronic acid intervention group of 0.45 (95 percent confidence interval = 0.30 – 0.68). Hyaluronic acid use was not assocated with any significant adverse events. Conclusion: Hyaluronic acid appears to be clinically safe and well tolerated in studies, and can be used as an adjunct after endoscopic sinus surgery to limit adhesion rate. To expect more accurate results, further reseaches including stricter study selection criteria, randomized controlled studies with larger number of patients are needed.