Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả của phương pháp hoạt hóa noãn nhân tạo chủ động và bị động

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả của phương pháp hoạt hóa noãn nhân tạo chủ động và bị động
Tác giả
Diêm Thị Yến; Lê Thị Phương Lan; Nguyễn Thị Cẩm Vân; Nguyễn Thị Như Trang; Trần Huệ Trân; Trương Văn Hạnh; Nguyễn Vũ Hà; Hoàng Thị Phương; Vũ Thị Liên
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
93-97
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả lâm sàng của việc áp dụng kỹ thuật AOA chủ động và thụ động trên các nhóm bệnh nhân cụ thể. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 427 noãn của 57 cặp vợ chồng đến làm thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm IVF, Vinmec Times City. Kỹ thuật AOA chủ động được áp dụng cho nhóm bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém hoặc chất lượng tinh trùng yếu. Kỹ thuật AOA bị động được tiến hành trên nhóm bệnh nhân có noãn non nuôi trưởng thành trong phòng thí nghiệm hoặc có tỷ lệ thụ tinh kém ở ngày thứ nhất sau ICSI (D1). Kết quả: Ở nhóm AOA chủ động, tỷ lệ thụ tinh đạt cải thiện một các rõ rệt và đạt 79% ở trên các bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém (<50%) (p<0,05). Với nhóm AOA bị động, những bệnh nhân có tỷ lệ thụ tinh thấp ở ngày D1 (<50%), sau khi áp dụng AOA tỷ lệ thụ tinh tăng lên một cách có ý nghĩa và đạt 76,5% (p<0,05); với nhóm noãn trưởng thành trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ thụ tinh của nhóm có AOA và không AOA lần lượt là 67,61% và 50%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: AOA không những hiệu quả khi áp dụng chủ động trên nhóm bệnh nhân có tiền sử thụ tinh kém và chất lượng tinh trùng yếu, mà còn có thể thực hiện bị động với nhóm bệnh nhân có tỷ lệ thụ tinh kém ở ngày D1 và với nhóm noãn nuôi trưởng thành trong phòng thí nghiệm. Tác động lâu dài của AOA đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sinh sống vẫn còn đang được nghiên cứu, do đó, kỹ thuật AOA không nên được thực hiện một các thường quy cho tất cả các ca, mà chỉ nên cân nhắc thực hiện khi thực sự cần thiết.

Abstract

In spite of the success of intracytoplasmic sperm injection (ICSI), the total fertilization failure still occurs in 1–5% of all ICSI cycles. The combination between ICSI and the assisted oocyte activation (ICSI-AOA) can restore fertilization. However, the indications of AOA still vary between researches. The goal of this study is investigate the effect of active and rescue AOA applications. Methods: Retrospective research conducted on 427 oocytes of 57 couples in ART center in Vinmec Times City Hospital. Active AOA is performed on patients having a history of low fertilization rates and low quality sperm samples. Rescue AOA is carried out in cases of fertilization failure on ICSI day (D1) and in vitro matured oocytes. Results: In the active AOA group, the rate of fertilization increases significantly and reaches 79% in cases with low fertilization rate (<50%) in history (p<0,05). In rescue AOA group, in cases of currently low fertilization rate (<50% in D0), the fertilization rate rises to 76,5% on the day after ICSI day (DI) (p<0,05); regarding to IVM group, the rate of fertilizations with AOA and without AOA are 67,61% và 50% respectively (p<0,05). Conclusions: AOA can be carried out not only actively on patients with a history of low fertilization rates and in cases of low quality sperm samples, but also passively in cases of fertilization failure on D1 and in vitro matured oocytes. The bio-safety in long term of AOA has been researching, the clinical application of AOA should not be indicated regularly for all infertility patients.