
Khảo sát nguyên nhân và hoàn cảnh ngộ độc ở bệnh nhi ngộ độc cấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả vừa hồi cứu vừa tiến cứu trên 294 bệnh nhi ngộ độc cấp từ 6/2021 đến 6/2023 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Hoàn cảnh ngộ độc thường gặp nhất là không cố ý (82%), trong đó có 66,3% do trẻ tò mò tự ăn phải chất độc; 17% do cố ý, trong đó tự tử chiếm 15,3%; có 1% trẻ bị đầu độc. Nguyên nhân gây ngộ độc trẻ em vô cùng đa dạng; thuốc tân dược cao nhất (50%), sau đó là nhóm hóa chất (42,2%), ngộ độc thực phẩm và chất gây nghiện lần lượt là 4,4% và 3,4%.Trong nhóm tác nhân thuốc tân dược: Thuốc giảm đau chiếm 13,2 %, trong đó 12,5% là Paracetamol. Nhóm tác nhân hóa chất: Thuốc bảo vệ thực vật chiếm 15,7%, trong đó cao nhất là nhóm thuốc diệt chuột (8,9%), chất bay hơi (12,9%). Trong nhóm hóa chất gây nghiện, rượu-bia và ma túy chiếm tỉ lệ bằng nhau, cùng là 1,7%. Kết luận: Hai nhóm nguyên nhân ngộ độc thường gặp là thuốc tân dược (50%) và hóa chất (42,2%), vì thế chúng ta cần lưu ý trong vấn đề quản lý buôn bán và sử dụng 2 nhóm nguyên nhân này, cũng như cần hướng dẫn sử dụng phù hợp. Hoàn cảnh ngộ độc ở trẻ em đa phần là ngộ độc do cố ý (82%); kế đến là ngộ độc do cố ý (17%); vì thế người lớn cần lưu ý trong vấn đề bảo quản các chất có khả năng gây độc, để xa tầm tay trẻ em. Thêm vào đó cũng cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên để tránh các trường hợp ngộ độc do tự tử.
Survey Survey of the causes and circumstances in pediatric patients with acute poisoning at Children's Hospital 1. Methods: Cross-sectional descriptive study, both retrospective and prospective, on 294 pediatric patients with acute poisoning from June 2021 to June 2023 at Children's Hospital 1. Results: The most common circumstance of poisoning was unintentional (82%), with 66.3% due to children’s curiosity in consuming toxic substances. Intentional poisoning accounted for 17%, with 15.3% being suicide attempts; 1% involved children being poisoned by others. The causes of poisoning in children are diverse, with pharmaceutical drugs being the most common (50%), followed by chemicals (42.2%), food poisoning (4.4%), and substances of addiction (3.4%). Among pharmaceutical agents, analgesics accounted for 13.2%, with Paracetamol making up 12.5%. In the group of chemicals, pesticides accounted for 15.7%, with rodenticides being the highest at 8.9%, and volatile substances at 12.9%. In the group of addictive chemicals, alcohol and drugs each accounted for 1.7%. Conclusion: The two most common groups of poisoning causes are pharmaceutical drugs (50%) and chemicals (42.2%). Thus, attention is needed in managing the sale and use of these two groups, as well as guidance on their appropriate use. Most poisoning cases in children are unintentional (82%), followed by intentional poisoning (17%). Therefore, adults must ensure that potentially toxic substances are stored out of children's reach. Additionally, mental health care for children, especially adolescents, should be prioritized to prevent suicide-related poisoning.
- Đăng nhập để gửi ý kiến