Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết cục thai kỳ của thai phụ có tiền căn mổ lấy thai được giảm đau sản khoa tại Bệnh viện Từ Dũ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết cục thai kỳ của thai phụ có tiền căn mổ lấy thai được giảm đau sản khoa tại Bệnh viện Từ Dũ
Tác giả
Tô Hoài Thư; Nguyễn Duy Linh; Lê Hồng Cẩm
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1-CD4
Trang bắt đầu
223-230
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Khảo sát kết cục của chuyển dạ và biến chứng ở thai phụ, kết cục thai nhi ở những thai phụ có tiền căn mổ lấy thai được thử thách sinh ngả âm đạo có giảm đau sản khoa tại bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Tất cả các thai phụ có tiền căn mổ lấy thai được thử thách sinh ngả âm đạo có giảm đau sản khoa bằng gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) tại khoa Sanh bệnh viện Từ Dũ từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020. Kết quả: Có 188 thai phụ tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ sinh ngả âm đạo thành công là 65,9% (KTC 95%: 59,6 – 72,9%), tỷ lệ nứt, vỡ tử cung là 1%, tỷ lệ BHSS là 5,9%. Kết cục con: APGAR ≥ 7 (1 phút) là 91%; APGAR ≥7 (5 phút) là 98,9%. Không có trường hợp tử vong mẹ và thai nhi. Kết luận: GTNMC giúp giảm đau trong chuyển dạ và không làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, vỡ tử cung cũng như kết cục xấu cho con khi được khảo sát.

Abstract

In the past, epidural analgesia was seldomly administered for Trial of Labor after Cesarean (TOLAC) due to concerns it may mask symptoms of uterine rupture, thus causing delay in diagnosis and treatment which puts the life of pregnant women and their babies at risk. However, recent studies have demonstrated the safety and efficiency of epidural analgesia during TOLAC. Objectives: This study aimed to evaluate the effect of epidural analgesia during TOLAC on outcomes of labor, parturient complications and neonatal outcomes at Tu Du hospital. Methods: Report a case series of pregnant women who consented to TOLAC with epidural analgesia at Tu Du hospital between 1/2020 and 4/2020. Results: In our study, a total of 188 women who consented to TOLAC with epidural analgesia were registered. The success rate of vaginal birth after cesarean section was 65.9% (95% CI 59.6 – 72.9%), the incidence of uterine scar dehiscence was 1% and the rate of postpartum hemorrhage was 5.9%. Regarding neonatal outcomes, 1-minute Apgar score ≥7 was 91% and 5-minute Apgar score ≥7 was 98.9%. There was no maternal or neonatal mortality. Conclusion: Epidural analgesia could reduce labor pain and no increased risk of postpartum hemorrhage, uterine rupture or adverse effects on newborns were observed.