Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả ban đầu sử dụng kháng thể IgY và lactobacillus johnsonii trong hỗ trợ diệt trừ Helicobacter pylori

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả ban đầu sử dụng kháng thể IgY và lactobacillus johnsonii trong hỗ trợ diệt trừ Helicobacter pylori
Tác giả
Đào Việt Hằng; Vũ Thị Vựng; Hoàng Bảo Long; Trịnh Thị Oanh; Trần Thị Thu Trang; Nguyễn Văn Sa; Đào Văn Long
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
07
Trang bắt đầu
43-52
ISSN
2354-080X
Tóm tắt

Thử nghiệm có nhóm chứng, ngẫu nhiên, mù đôi đánh giá kết quả diệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori), cải thiện triệu chứng và tính an toàn của sản phẩm chứa Lactobacillus johnsonii và kháng thể IgY trong điều trị H.pylori bằng phác đồ bốn thuốc. Kết quả diệt trừ H. pylori được đánh giá bằng test thở C14 tại thời điểm ngừng thuốc 4 tuần. 190 đối tượng được phân ngẫu nhiên. Tỉ lệ diệt trừ H. pylori nhóm can thiệp (87,5%) cao hơn nhóm chứng (84,9%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (tỉ số nguy cơ RR = 1,03; 95%CI 0,88 - 1,20). Tỉ lệ bệnh nhân còn triệu chứng khi tái khám khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Các biến cố bất lợi thường gặp sau 2 tuần bao gồm mệt mỏi, thay đổi vị giác, buồn nôn, tiêu chảy, và đầy bụng. Nghiên cứu gợi ý sản phẩm chứa Lactobacillus johnsonii và kháng thể IgY an toàn và có thể có lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị H. pylori, tuy nhiên cần thêm các thử nghiệm có quy mô lớn để khẳng định vai trò của sản phẩm này.

Abstract

A double-blind, randomized, placebo-controlled trial was conducted to evaluate the success rate of Helicobacter pylori (H. pylori) eradication, improvement of clinical symptoms, and safety of a product containing immunoglobin Y and Lactobacillus johnsonii in supporting the quadruple regime for H. pylori infection treatment. The H. pylori eradication success was ascertained by the C14 Helicobacter breath test 4 weeks after stopping the medications. A total of 190 patients were randomized. Though the success rate of H. pylori eradication was higher in the intervention group (87.5%) than the controls (84.9%), the difference was not statistically significant (RR = 1.03; 95%CI: 0.88 - 1.20). Between two groups, the percentage of patients who had symptoms at follow up was not statistically different. Adverse events after two weeks using the product included fatigue, altered sense of taste, nausea, diarrhea, and bloating. Our study suggested that a product containing immunoglobin Y and Lactobacillus johnsonii was safe and could be beneficial in supporting the treatment of H. pylori infection; however, clinical trials with larger sample size are needed to confirm the effectiveness of this product