
Nhận xét kết quả áp dụng phương thức thông khí hỗ trợ thích ứng thông minh (iASV) trong cai thở máy cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên 20 bệnh nhân đợt cấp COPD nhập trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đủ điều kiện cai thở máy từ tháng 09/2023 đến tháng 09/2024. Các thông số theo dõi chính như tuổi, các chỉ số khí máu: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, PaO2/FiO2, lactat; các thông số lâm sàng: mạch, huyết áp, nhịp thở, spO2 được thu thập tại các thời điểm: nhập viện, bắt đầu cai máy thở bằng iASV, sau cai thở máy 30 phút, sau 60 phút, sau 120 phút, trước khi rút ống nội khí quản hoặc trước khi chuyển lại thông khí kiểm soát và sau rút ống nội khí quản. Bệnh nhân được đánh giá thành công khi không phải đặt lại nội khí quản sau 48 giờ. Kết quả nghiên cứu: Trong số 20 bệnh nhân nghiên cứu (tuổi trung bình 71 ± 9,1 tuổi; 100% nam giới) cho kết quả có 16(80%) bệnh nhân rút ống nội khí quản thành công. Ở nhóm cai máy thành công, có thời gian cai thở máy (28,1 ± 40,3 giờ) ngắn hơn nhóm thất bại với thời gian cai thở máy (149,3 ± 24,3 giờ), p< 0,001. Thời gian nằm tại khoa hồi sức tích cực (ICU) ở nhóm thành công (14,1 ± 4,9 ngày) không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê so với thời gian nằm HSTC ở nhóm thất bại (14,5 ± 7,0 ngày). Kết luận: Phương thức iASV có tỷ lệ rút nội khí quản thành công cao, giúp giảm thời gian cai thở máy trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
To evaluate of weaning results of intellivent adaptive support ventilation mode (iASV) for patients with the exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (COPD). Subjects and Methods: A prospective, on 20 invasive ventilated patients due to COPD exacerbation admitted to the Center for Critical care medicine of Bach Mai Hospital from September 2023 to September 2024. The main variables such as age, blood gas indices: pH, PaCO2, PaO2, HCO3-, PaO2/FiO2, lactate, vital signs parameters: heart rate, blood pressure, respiratory rate, SpO2 were collected at the timelines: admission, 30 minutes, 60 minutes, 120 minutes after iASV, before extubation and after extubation. Patients were considered as succesful weaning if they were not be re-intubated after 48 hours. Results: Among 20 patients (mean age 71 ± 9.1 years; 100% men), there were 16 (80%) patients with succeesful extubated. In the successful extubation group, weaning time (28.1 ± 40.3 hours) shorter than those of failure group (149.3 ± 24.3 hours) with p<0.001, respectively. ICU length of stay in the successful extubation group (14.1 ± 4.9 days) was not statistically different from the ICU length of stay in the failure group (14.5 ± 7.0 days). Conclusion: The iASV has a higher rate of successful extubation and shorter ventilation weaning time in patients with exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease (COPD).
- Đăng nhập để gửi ý kiến