Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị các khuyết hổng phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân bằng vạt đùi trước ngoài tự do

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị các khuyết hổng phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân bằng vạt đùi trước ngoài tự do
Tác giả
Vũ Thị Dung; Phạm Thị Việt Dung
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
1-4
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá kết quả điều trị các khuyết hổng phần mềm phức tạp vùng cổ, bàn chân bằng vạt đùi trước ngoài (ĐTN) tự do. Đối tượng và phương pháp: 17 bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân được phẫu thuật che phủ bằng vạt ĐTN ngoài dạng tự do trong thời gian từ tháng 08/2016 đến 08/2017 tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Vạt da cân sử dụng dạng tự do với chiều dài vạt từ 10 - 25 cm, chiều rộng vạt 7 - 12cm. Vạt có diện tích lớn nhất là 276cm2, nhỏ nhất 70cm2. 16/17 (94,12%), vạt sống hoàn toàn, một vạt hoại tử một phần. 16 trường hợp nơi cho vạt đóng trực tiếp, 3 trường hợp ghép da nơi cho vạt. Tất cả các trường hợp nơi cho vạt liền thương tốt và không để lại di chứng. Kết quả sau 6 tháng có 6/13 bệnh nhân đạt kết quả tốt, 7 vạt đạt kết quả khá. Kết luận: Vạt ĐTN có sức sống rất cao, cuống vạt hằng định, ít hi sinh nơi cho vạt, do đó vạt ĐTN là chất liệu thích hợp để tạo hình che phủ các KHPM phức tạp vùng cổ bàn chân, giúp bảo tồn chức năng chi thể.

Abstract

To evaluate the initial results of using free anterolateral thigh (ALT) flap for reconstruction of the complex soft tissue defects at the foot and ankle region. Patients and methods: 17 patients with complex soft tissue defects at the foot and ankle region underwent a defect reconstruction by using ALT free flap from August 2016 to August 2017 at Saint Paul Hospital and Hanoi Medical University Hospital. Results: The size of flaps ranged from 70 cm2 to 276 cm2. The flap lengths ranged from 10 cm to 25 cm. The flap widths ranged from 7 cm to 12 cm. 16 out of 17 flaps (equivalent to 94.12%) survived completely, and partial necrosis was detected in only one case. At the donor site, primary closure was performed in 14 patients and skin grafting was carried out in 3 patients. All wounds at the donor sites healed quickly. Follow up after 6 months showed good results in 6 out of 13 patients and fair outcomes from the rest. Conclusion: The ALT flap, with advantages of a high survival rate, a stable pedicle, and minimal morbidity at the donor sites, is ideal a reliable alternative for reconstruction of complex soft tissue defects at the foot and ankle region, restoring function of extremeties.