Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bán trật khớp vai sau nhồi máu não điều trị bằng điện châm, tập vận động và đeo đai

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bán trật khớp vai sau nhồi máu não điều trị bằng điện châm, tập vận động và đeo đai
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tú; Tạ Đăng Quang
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
70-74
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị bán trật khớp vai sau nhồi máu não bằng điện châm, tập vận động và đeo đai. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán bán trật khớp vai sau nhồi máu não điều trị bằng điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai. Kết quả: 60% bệnh nhân cải thiện tổng điểm FMA (Fugl-Myer Assessment) có ý nghĩa lâm sàng và 46,7% bệnh nhân khỏi bán trật khớp vai trên phim X-quang. Nhóm bệnh nhân bị bán trật khớp vai nặng có khả năng phục hồi bán trật khớp vai kém hơn nhóm bán trật khớp vai vừa/nhẹ (OR = 4,0, 95% CI = 1,71 – 9,35). Phương trình hồi quy tuyến tính là: Thay đổi tổng điểm FMA = 0,851 x Thay đổi khoảng cách bán trật khớp vai + 0,218. Các yếu tố tuổi, giới, thời gian bị bệnh, điểm NISSH (National Institutes of Health Stroke Scale), mức độ liệt, bên liệt, tay thuận, hội chứng đau vùng phức hợp chưa thấy rõ sự khác biệt với mức độ vận động và mức độ khéo léo bàn tay (p > 0,05). Kết luận: 60% bệnh nhân cải thiện tổng điểm FMA có ý nghĩa lâm sàng và 46,7% bệnh nhân khỏi bán trật khớp vai trên phim X-quang. Mức độ bán trật khớp vai nặng có khả năng phục hồi bán trật khớp vai kém hơn.

Abstract

This study aimed to: 1. Evaluate the treatment results of shoulder subluxation after cerebral infarction by electro-acupuncture, joint exercise and shoulder belt. 2. Describe some factors related to the treatment outcomes. Subjects and Method: use randomized clinical trial and compare results before-after treatment on 30 patients with shoulder subluxation after cerebral infarction who were treated by electro-acupuncture combined with joint exercise and shoulder belt. Results: 60% of patients had clinically significant improvement in the total FMA (Fugl-Myer Assessment) score and 46.7% of patients recovered from Shoulder subluxation on radiographs. The group of patients with severe Shoulder subluxation had a worse recovery ability than the moderate and mild Shoulder subluxation group (OR = 4,0, 95% CI = 1,71 – 9,35). The linear regression equation is: Change in total FMA score = 0.851 x Change in shoulder partial dislocation distance + 0.218. The factors of age, sex, duration of illness, NISSH (National Institutes of Health Stroke Scale) score, degree of paralysis, paraplegic side, dominant hand, complex pain syndrome did not clearly affect the difference in the level of movement and the level of hand dexterity (p > 0.05). Conclusion: 60% of patients had clinically significant improvement in total FMA score and 46.7% of patients recovered from Shoulder subluxation on radiographs. Severe degree of Shoulder subluxation is less likely to recover from Shoulder subluxation.