Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ từ năm 2020 đến 2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ từ năm 2020 đến 2023
Tác giả
Trần Thanh Phong; Hồ Long Hiển; Đặng Chí Nguyên; Phan Dương Thanh Duy
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
145-152
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Để đánh giá tỷ lệ đáp ứng độc tính và phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II-III được hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu tại Bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 31 trường hợp bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IIB-IVB được hóa xạ đồng thời tiền phẫu và phẫu thuật từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2023 tại Bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 59,1. Tỷ lệ nam:nữ là 1,8:1. Triệu chứng thường gặp là tiêu ra máu (58,1%). U trực tràng giữa và thấp chiếm tỷ lệ lần lượt là 64,5% và 35,5%. Giai đoạn bệnh trước điều trị gồm 41,9% T3, 58,1% T4 và 91,4% có hạch di căn. Giải phẫu bệnh sau mổ gồm 71% T3, 22,6% T2, 6,4% T0 và di căn hạch 38,7%. Sau xạ trị, đáp ứng hoàn toàn, một phần, bệnh ổn định lần lượt là 6,4%, 77,5%, 16,1%. Tỷ lệ bảo tồn cơ thắt 80,6%. Sống còn không bệnh tại thời điểm 2 năm là 88,5%. Độc tính thường gặp gồm viêm da do xạ (74,2%), tiêu chảy (12,9%), nôn ói (3,2%). Kết luận: Hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu giúp tăng tỷ lệ kiểm soát bướu, tăng khả năng bảo tồn cơ thắt đối với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III.

Abstract

The objective response, adverse event and prognostic factors of rectal adenocarcinoma patients treated with preoperative concurrent chemoradiation were evaluated. Materials and methods: Thirty – one patients with potentially resectable stage II-III andeocarcinoma rectal cancer were treated with capecitabine (825 mg/m2, twice daily, 5 days per week) or 5 FU ( 225mg/ m2, continuous infusion in 24 hours) and concomitant radiation (50Gy/25fractions). Patients underwent surgery after 4–8 weeks followed, upon physician’s indications. The primary end point was to determine the rate of pathologic objective response. Secondary end points were to assess the safety profile and prognostic factors. Results: The median age at diagnosis was 59.1. The male to female rate was 1.8:1. Hematochezia was presented in 58.1% of pateints. The rate of middle and lower rectal cancer were 64.5% and 35.5%, respectively. The pretreatment clinical stage was 58.1% for T4,41.9% for T3 and 94.1% for node metastasic. The pathological stage was 71% for T3, 22.6% for T2, 6.4% for T0 and 38.7% for positive lymph nodes. Post radiation, the rate of complete response, partial response, stable disease were 6.4%, 77.5% and 16.1%, respectively. The rate of sphincter preservation were 80,6%. 2-year disease free survival rate is 88.5%. Mild toxicity was common and included skin toxicity (74.2%) diarrhea (12.9%) and nause (3.2%) Conclusion: The preoperative cocurrent chemoratiation was improved objective response, sphincter preservation in patients with stage II, III rectal cancer.